Cận cảnh cá dùng “súng nước” bắn hạ con mồi từ 3 mét
Archerfish hay cá mang rổ (thường bị gọi chệch là cá măng rổ hoặc cá cung thủ), gồm 7 loài phân bố ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, một số vùng biển tại Ấn Độ, Philippines, Australia...
Cá măng rổ trưởng thành có khả năng định vị chính xác và dùng miệng bắn luồng nước cực mạnh làm con mồi rơi xuống mặt nước từ trên cao 3 mét.
Loài này có thể sống trong cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn. Chúng dành thời gian chủ yếu bơi gần mặt nước. Cá mang rổ có đặc điểm đầu nhọn, miệng rộng, thân dẹt và thon dài, nhưng đặc biệt nhất là chiếc miệng cấu tạo đặc biệt. Miệng cá có thể tạo áp suất rất lớn bên trong để phun những tia nước mạnh như "bắn súng nước" vào con mồi.
Cá măng rổ là một trong 7 loài cá thuộc chi cá thông minh Toxotes, có khả năng phun nước từ trong miệng vào con mồi có độ chính xác và tốc độ nhanh kinh khủng. Nhờ khả năng này cá măng rổ còn được gọi là cá cung thủ.
Theo các nhà khoa học, cá măng rổ có thể xác định vị trí con mồi trên mặt nước còn chính xác hơn cả ở dưới nước. Chỉ mất trong khoảng 1/10 giây sau khi bắn trúng luồng nước vào con mồi, cá măng rổ đã có thể xác định được vị trí mà con mồi sẽ rơi trên mặt nước để nhanh chóng nuốt gọn.
Đáng ngạc nhiên, loài sinh vật này còn có khả năng "tính toán" được tác động của trọng lực làm cong đường nước phun làm sao để rơi trúng con mồi. Chẳng hạn nếu con mồi được xác định ở vị trí trên mặt nước 10 cm thì cá măng rổ sẽ bắn luồng nước cao 30 cm để nước có thể uốn cong xuống từ 2 – 15 cm. Đây là cách phun nước không khác gì cách tính sai số của một xạ thủ bắn súng.
Luồng nước được cá măng rổ phun ra không phải là dạng dòng liền mà là dạng chùm với những giọt nước song sóng giúp cho lực bắn của nước được mạnh mẽ.
Để bắn nược được mạnh và cao, dòng nước phun ra có phần dưới có tốc độ nhanh hơn và mạnh hơn phần trên.
Bằng cách này, các nhà vật lý ở Đại học Milan tin rằng dòng nước được cá măng rổ phun ra có thể tạo ra lực mạnh hơn 5 lần so với lực cơ bắp của động vật có xương sống.
Hình ảnh mô phỏng khả năng "tính" sai số của cá măng rổ để bắn trúng mục tiêu con mồi.
Cá măng rổ có sống ở nhiều vùng biển trên thế giới, trong đó có ở một số vùng biển thuộc Đông Nam Á. Nhà vật lý học Schuster thuộc Đại học Bayreuth (Đức) cho biết, cá măng rổ có thể làm thay đổi suy nghĩ bấy lâu nay về trí thông minh của các sinh vật biển.
Điều thú vị là loài cá này chỉ thể hiện khả năng "bắn súng nước" cừ khôi ở môi trường hoang dã. Khi bị mang tới các phòng thí nghiệm, dường như chúng không thể hiện được độ chính xác và sức mạnh như trước.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
