Cận cảnh loài cây sa mạc có thể… tự hồi sinh

Với bề ngoài như một quả bóng khô, một loài cây sa mạc có tên là hồng Jericho có khả năng kì lạ đó là có thể tự hồi sinh “trở về từ cõi chết” sau khi tiếp xúc với nước trong vài tiếng đồng hồ.

Sau khi được tưới nước, những nhánh cây trông như đã chết bắt đầu mở ra những phần phụ giống như dương xỉ cho đến khi “trẻ hóa” thành màu xanh đậm khi được đặt trong một cái bồn nhỏ chứa đầy nước.


Hồng Jericho có thể tự hồi sinh khi được tưới nước.


Quá trình “ngủ đông” của hồng Jericho có thể kéo dài cho tới khi tìm được nước.

Loài thực vật đặc biệt này có khả năng sử dụng cơ chế uốn lại và khô quắt đi như một cách để sống sót trong điều kiện sống cằn cỗi. Thực tế, hồng Jericho không phải “sống lại” mà nó đang ở trong trạng thái như “ngủ đông” gây ra bởi mất nước nghiêm trọng.

Hồng Jericho là một phần của họ rêu, tên khoa học là Selaginella lepidophylla, xuất hiện chủ yếu từ sa mạc Chihuahuan của Mỹ và Mexico.

Khi sống trong điều kiện quá cằn cỗi, loài cây này sẽ tự “ngủ đông” và chờ độ ẩm và hồi sinh những chiếc lá màu nâu, trông vô hồn của nó và mở ra như một bông hoa đang nở và lặp lại quá trình khi cần thiết.

Khi mất nước tương đối dưới 5%, Hồng Jericho xuất hiện như thể chúng đã chết. Trong mùa khô, các cành cong uốn vào bên trong, tạo thành một quả bóng khá vô hồn. Khi bị mất nước quá, cây có thể bị bật gốc và trở thành như một quả bóng lăn lóc trên sa mạc chờ có nước lại hồi sinh.

Nguyên nhân khiến loài thực vật kì lạ này có thể sống sót khi bị mất nước nghiêm trọng như vậy là bởi vì nó có một loài đường đa chức năng trehalose, mà một số thực vật, vi khuẩn và nấm sử dụng làm nguồn năng lượng.

Phân tử trehalose giúp bảo vệ các sinh vật thực vật khỏi các điều kiện khắc nghiệt bằng cách ổn định protein và bảo tồn màng tế bào của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News