Cận cảnh rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng quý hiếm mới chào đời
Một con rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng mới chào đời trong sở thú tại thị trấn Servion, Thụy Sĩ.
Đây là lần đầu tiên một cá thể rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng sinh ra trong môi trường nuôi nhốt. Rùa bạch tạng là một trong hai con rùa mới chào đời trong sở thú Tropiquarium, thị trấn Servion, Thụy Sĩ. Con rùa còn lại có màu đen, cả hai con chào đời là nỗ lực của các chuyên gia trong chương trình bảo tồn các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Thụy Sĩ.
Cận cảnh rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng quý hiếm mới chào đời.
Sở thú Tropiquarium đã đưa rùa bạch tạng vào khu vực mà du khách có cơ hội chiêm ngưỡng.
Trong bài đăng lần đầu tiên chia sẻ hình ảnh nói về việc rùa bạch tạng mới chào đời trên mạng xã hội, đại diện sở thú cho biết con rùa nhỏ có đôi mắt màu đỏ hồng và phần mai trắng vàng, là linh vật mới của Thụy Sĩ. Giới tính của rùa con vẫn chưa được xác định.
Rùa bạch tạng mới nở sau gần 4 tháng rùa mẹ đẻ 5 quả trứng vào ngày 11/2. Theo sở thú, loài này có tỷ lệ sinh sản thành công thấp, hiện tại họ vẫn đang chờ đợi những quả trứng còn lại nở.
Rùa khổng lồ Galapagos là loài có nguy cơ tuyệt chủng, nay chỉ còn dưới 15.000 con trên thế giới.
Các chuyên gia bảo tồn đã thực hiện nhiều ca lai tạo, tìm cách gia tăng dân số rùa. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ ghi nhận trường hợp chào đời của rùa bạch tạng.
Đại diện sở thú cho biết: "Đây là lần đầu tiên trên thế giới rùa Galapagos bạch tạng sinh ra trong môi trường nuôi nhốt. Chưa có ghi nhận về cá thể rùa Galapagos bạch tạng phát hiện ngoài tự nhiên".
Rùa khổng lồ Galapagos khi mới chào đời thường rất nhỏ nhưng khi trưởng thành có thế phát triển đến 400kg.
Được biết, rùa bạch tạng hiếm hơn nhiều so với người hay nhiều loài khác. Cứ 20.000 người thì có một trường hợp mắc bệnh bạch tạng, trong khi đó, tỷ lệ này ở rùa là 100.000 con mới có một.
Khi mới chào đời, rùa thường nặng khoảng 90 gram đến dưới 450 gram. Khi trưởng thành, rùa Galapagos sẽ phát triển nặng khoảng 400 kg, chiều dài mai khoảng 1,8 mét và sống tới 100 năm trong môi trường tự nhiên. Trong môi trường nuôi nhốt, rùa Galapagos có thể sống đến 177 năm.
Rùa Galapagos khổng lồ là một trong số những loài bò sát còn tồn tại nặng nhất thế giới, có nguồn gốc từ bảy đảo của quần đảo Galapagos, một quần đảo núi lửa khoảng 1.000km về phía tây của đại lục Ecuador.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
