Cận cảnh trăn anaconda siết cổ cá sấu caiman

Nhiếp ảnh gia Kim Sullivan đến từ bang Indiana, Mỹ, chứng kiến cuộc đọ sức kéo dài 40 phút giữa trăn anaconda và cá sấu dọc bờ sông Cuiabá.

Kim ghi lại những hình ảnh của chiến dữ dội hồi tháng 9/2021 trong lúc tìm kiếm báo đốm bằng thuyền dọc sông. Theo nhiếp ảnh gia, đây là trải nghiệm chỉ gặp một lần trong đời bởi rất khó thấy hai loài săn mồi hàng đầu kịch chiến. Kim cũng không biết chắc tại sao cá sấu rơi vào thế yếu bởi trăn anaconda chắc chắn phải mất một thời gian để quấn chặt quanh thân đối thủ.


Cá sấu chật vật tìm cách thoát khỏi vòng siết của trăn anaconda. (Ảnh: Caters)

Cá sấu tìm cách thoát thân trong lúc vật lộn và chật vật hít thở do trăn anaconda ngày càng siết chặt hơn. Cuối cùng, nó chui xuống nước để dìm chết trăn. Trăn anaconda cố nhô mũi lên khỏi mặt nước để lấy dưỡng khí. Cá sấu caiman vẫn bị trăn siết chặt sau khi nổi lên. Sau đó, nó lại biến mất dưới làn nước sông đục ngầu suốt một lúc lâu. Cuối cùng, cá sấu trốn thoát thành công. Kim và cộng sự không trông thấy con trăn nữa.

Cá sấu caiman bình tĩnh bò lên bờ. Nhóm của Kim tiếp tục chăm chú quan sát mặt sông cho tới khi họ thấy trăn ananconda trườn lên và chui vào trong hang. Theo Kim, cuộc chiến kết thúc bằng tỷ số hòa và không con vật nào chết hay bị thương.


Cá sấu caiman cắn trả kẻ thù. (Ảnh: Caters)

Trăn anaconda là loài rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon. Phần lớn thời gian trong ngày, trăn anaconda bơi dọc theo các con sông để tìm kiếm thức ăn. Chúng thường sống đơn độc và khá nhút nhát nên rất hiếm gặp trong thiên nhiên. Trăn anaconda thường giấu mình dưới nước và săn mồi bằng cách quấn chặt thân quanh con mồi, siết chặt khiến nạn nhân chết vì ngạt thở, vỡ nội tạng hoặc chảy máu trong. Sau khi con mồi chết, trăn anaconda sẽ nuốt chửng toàn bộ cơ thể con mồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News