Căn cứ đồ sộ của hải quân Hy Lạp cổ đại
Cấu trúc lớn chứa hàng trăm tàu chiến ở một cảng biển gần Athens góp phần vào chiến thắng vang dội của quân đội Hy Lạp trước đế quốc Ba Tư cách đây hàng nghìn năm.
Sau hơn một thập kỷ thăm dò vùng biển ngoài khơi cảng cá Mounichia ở gần thủ đô Athens, các nhà khảo cổ phát hiện dấu tích của một căn cứ hải quân Hy Lạp cổ đại, với những mái che kiên cố bảo vệ những chiếc tàu chiến "triremes" ba tầng chèo. Theo Live Science, tổ hợp căn cứ này là một trong những cấu trúc lớn nhất được biết đến ở thế giới cổ đại.
Hình phục dựng khu mái che lưu giữ tàu chiến ở căn cứ hải quân Hy Lạp cổ đại. (Ảnh: Bjørn Lovén).
Ở vùng biển này, các thợ lặn tìm thấy 6 mái che lớn, mỗi mái che cao 7-8m, dài 50m, được sử dụng để bảo vệ tàu chiến của Hy Lạp cổ đại trước loài hà, đồng thời giữ cho tàu luôn khô ráo.
Bjørn Lovén, phó giáo sư hải dương và khảo cổ học ở Đại học Copenhagen, Đan Mạch, bắt đầu thực hiện Dự án Zea Harbour, bao gồm một loạt công tác khai quật trên biển và đất liền bắt đầu vào năm 2001 và kết thúc năm 2012. Dự án nhằm mục đích tìm hiểu hai cảng biển Hy Lạp cổ đại là Zea và Mounichia ở thành phố cảng Piraeus, khám phá và ghi chép những căn cứ hải quân thời xa xưa trong khu vực. Tại Mounichia, các nhà nghiên cứu tập trung vào vùng ở trong và ngoài nơi tàu đậu.
Các nhà khảo cổ làm việc dưới nước. (Ảnh: Bjørn Lovén).
Do nước ở cảng ô nhiễm nặng, nhóm thợ lặn phải tuân theo quy trình đặc biệt và sử dụng thiết bị chuyên dụng ở vùng nước đục, đồng thời mặc nhiều lớp trang phục để giảm tối đa nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại. Tầm nhìn bị hạn chế nhiều trong phần lớn thời gian lặn và các nhà khảo cổ làm việc dưới nước không thể nhìn xa hơn 20cm.
Dù phải làm việc trong điều kiện khó khăn, các thợ lặn không chỉ khai quật và lập bản đồ khu lưu giữ tàu, mà còn phát hiện những mẩu gốm sứ và mảnh vụn gỗ dưới gốc cột có niên đại từ năm 520 đến 480 trước Công nguyên. Theo Lovén, điều này chỉ ra một số tàu được sử dụng trong trận chiến Salamis năm 480 trước Công nguyên giữa quân đội Athens và Ba Tư, trong đó người Hy Lạp giành phần thắng.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong
Các nhà khảo cổ học gần đây mới phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn con vật thuộc các loài khác nhau đã được chôn cất cùng ông.
