Cần sa có thể thay đổi bộ phận đưa ra quyết định ở não
Một loại thuốc giống cần sa mà những con chuột đực trong độ tuổi “thanh niên” được cho sử dụng đã làm thay đổi cấu trúc não bộ của chúng.
Một nghiên cứu ở chuột cho biết, việc sử dụng cần sa trong thời “thanh thiếu niên” có thể thay đổi những khu vực đưa ra quyết định trong não bộ.
Sử dụng cần sa trong thời “thanh thiếu niên” có thể thay đổi những khu vực đưa ra quyết định trong não.
Đồng tác giả nghiên cứu Eliza Jacobs-Brichford phát biểu trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Khoa học Thần kinh hôm 7/11: “Thanh thiếu niên” là một giai đoạn nhạy cảm dễ gây tổn thương cho não bộ, nhất là bằng việc lạm dụng thuốc”.
Jacobs-Brichford và các đồng nghiệp đã cho các con chuột cái và đực trong độ tuổi “thanh niên” sử dụng một hợp chất giống cần sa. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thấy những thay đổi ở các bộ phận não bộ liên quan đến việc đưa ra quyết định.
Thông thường, nhiều tế bào thần kinh ở đó được bao quanh bởi các cấu trúc cứng gọi là lưới quanh tế bào thần kinh, là các mạng vững chắc giúp ổn định các liên kết giữa các tế bào thần kinh. Nhưng ở những con chuột đực ở lứa tuổi “thanh niên” đã sử dụng hợp chất giống cần sa, có ít tế bào thần kinh, giúp ngăn chặn hoạt động của các tế bào khác. Việc sử dụng thuốc có vẻ không tác động đến các lưới bao quanh tế bào thần kinh ở chuột cái.
Jacobs-Brichford, nhà khoa học thần kinh hành vi tại Đại học Illinoise ở Chicago cho biết: “Giống đực có vẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc này hơn”.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
