Cần thủ kéo lên con cá kỳ lạ với mắt lồi, dạ dày lòi ra khỏi miệng: Đây là hiện tượng gì?

Hai cần thủ đã cùng nhau đi câu trên biển thuộc quần đảo Mentawai, Indonesia. Tuy nhiên con cá cuối cùng trong chuyến đi câu đó mà họ kéo lên lại là một sinh vật rất kỳ dị có màu đỏ và đôi mắt lồi ra bên ngoài.

Dù là chủ kênh YouTube Cavy Fishing của một kênh câu cá lớn với gần 500 ngàn lượt đăng ký nhưng cần thủ kéo con cá lên cũng không rõ danh tính của loài cá này và cho rằng đó có thể là một con cá mú (tên khoa học: Epinephelus itajara).


Cần thủ bất ngờ kéo lên sinh vật kỳ quái này

Sinh vật trên đã bị lồi cả mắt và dạy dày ra khỏi miệng khiến nó trông càng kỳ dị. Thực chất nó chỉ là một con cá quân hay còn gọi là cá rô biển (tên khoa học: Sebastes). Vậy tại sao con cá này lại có hình thù khó xem như vậy?


Một con cá bị hiện tượng barotrauma. (Ảnh: Pinterest)

Lý do chính là sự thay đổi áp suất. Thuật ngữ của những người câu cá chuyên nghiệp gọi đó là hiện tượng barotrauma để chỉ về những sinh vật sống ở đáy biển sâu bị kéo lên khỏi bề mặt nước biển.

Barotrauma xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất quá mức do sự thay đổi nhanh chóng của áp suất môi trường xung quanh và cơ thể không có khả năng cân bằng áp suất. Các khoang chứa đầy không khí trong cơ thể là các bộ phận dễ bị tổn thương nhất bởi hiện tượng này.

Khi một con cá đang ở tầng sâu bị kéo lên thì bong bóng cá - một bộ phận quan trọng giúp cá có thể thay đổi độ sâu khi bơi bị tác động áp suất đột ngột khiến nó bị nở rộng quá mức và lòi ra cả miệng cá.


Giải thích hiện tượng barotrauma

Mắt cá cũng chịu tác động tương tự bởi hiện tượng vật lý này. Nếu như thông thường thì những người câu cá thể thao để giải trí sẽ thả lại con cá mà mình câu được xuống biển, thế nhưng với các trường hợp này thì không.

Những con cá bị barotrauma sẽ rất khó trở lại đáy biển mà chỉ có thể trôi nổi gần mặt nước, chúng sẽ trở thành mục tiêu cho các loài săn mồi khác sống ở biển hay kể cả các loài chim biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News