Cảnh báo sóng thần chính xác nhờ tàu biển
Trong lúc tàu nghiên cứu Kilo Moana đang trên đường từ Hawaii đến Guam vào tháng 2/2010 thì khu vực Maule (Chile) đã bị một trận động đất 8,8 độ richter tấn công. Vài phút sau, một đợt sóng thần cập bờ, tàn phá các thị trấn duyên hải và gây tổn thất diện rộng tới tận San Diego (Mỹ).
>>> GPS có thể cảnh báo sóng thần nhanh hơn hiện nay
Mặc dù các con sóng chỉ cao khoảng 9,4cm ở ngoài khơi xa, cách tâm chấn động đất hàng ngàn dặm song các nhà khoa học trên tàu Kilo Moana vẫn dò thấy sóng thần nhờ sử dụng hệ thống GPS đo đạc của tàu.
Từ trường hợp này, các nhà nghiên cứu khẳng định, một mạng lưới các tàu thương mại, nếu được trang bị công cụ tương tự, sẽ có thể giúp cảnh báo sóng thần hiệu quả rõ rệt trên phạm vi toàn cầu.
Một mạng lưới các con tàu thương mại sẽ có thể giúp cảnh báo sóng thần với độ chính xác cao.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, một mạng lưới tàu biển tuần du trên biển mỗi ngày có thể trở thành mạng lưới cảm ứng sóng thần rất chính xác”, chuyên gia James Foster của Đại học Hawaii-Manoa cho biết trên LiveScience.
Hiện tại, việc cảnh báo sóng thần chủ yếu dựa trên những thông tin thu thập được từ mạng lưới máy đo sóng (đặt trên đất liền) kết hợp với hệ thống cảm ứng áp lực đặt sâu dưới nước. Dựa trên các dữ liệu này, người ta sẽ phán đoán xem sóng thần hướng về đâu và có cường độ như thế nào. Tuy nhiên, các hệ thống này được phân bổ thưa thớt và việc bảo trì, vận hành rất đắt đỏ. Trên thực tế, gần 30% bộ cảm ứng áp lực dưới nước đã bị hỏng sau trận động đất ở Chile nên không dò được thảm họa sóng thần sau đó.
Ngược lại, việc huy động những con tàu thương mại có trang bị công nghệ GPS để đo sóng thần cỡ nhỏ lại không mấy tốn kém, Foster phân tích. Nhóm của ông ước tính, mạng tàu biển kiểu này sẽ có thể phát hiện sóng thần 2010 ở Chile trong vòng một giờ. Việc cảnh báo sớm sẽ giúp cho người dân có nhiều thời gian để sơ tán hơn.
“Nếu như chúng ta có thể trang bị cho đội tàu hệ thống GPS tối tân và liên lạc vệ tinh, chúng ta sẽ xây dựng được một mạng lưới cảm ứng sóng thần toàn cầu dày đặc, chi phí thấp, giúp cứu hàng trăm ngàn mạng sống”, Foster kết luận.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
