Cảnh bảo thảm họa sóng thần bằng hệ thống cáp biển
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm theo dõi đại dương và khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, các quốc gia có thể sử dụng mạng lưới cáp biển có sẵn để cảnh báo sóng thần, thay thế cho phương án lắp đặt cảm biến dưới lòng biển hết sức tốn kém.
Theo Manoj Nair, giảng viên ĐH Colorado (Mỹ), đồng thời là thành viên của NOAA, sự hình thành và lan truyền sóng thần làm thay đổi điện trường trong đại dương. Sự thay đổi này tác động lên tín hiệu truyền dẫn trong cáp biển, dù rất yếu ớt.
“Chúng tôi ước tính, trận sóng thần năm 2004 đã làm làm thay đổi điện thế trong cáp biển tại khu vực này khoảng 500 mV (mili vôn). Tín hiệu dù nhỏ nhưng đủ tạo ra sự khác biệt so với nhiễu mà máy tính nhận được vào các ngày bình yên”, Manoj Nair nói.
Những trận sóng thần, có thể lan truyền với tốc độ của máy bay phản lực, là hệ quả của các hiện tượng như dịch chuyển lục địa, hoặc động đất và núi lửa phun trào. Giới khoa học đánh giá, hiện tượng sóng thần hiếm khi xảy ra, tuy nhiên, các quốc gia vẫn cần đầu tư hệ thống cảnh báo vì nếu không hậu quả sẽ rất to lớn. Năm 2004, trận sóng thần ở Ấn Độ Dương đã giết chết khoảng 200.000 người.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
