Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người tấn công trong mùa mưa bão

Tưởng là căn bệnh đã bị lãng quên nhưng thời gian gần đây, nó lại tiếp tục bùng phát mạnh và tỷ lệ tử vong đã tăng lên 60%.

Whitmore là loại vi khuẩn như thế nào?

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, whitmore do vi khuẩn gram âm B. pseudomallei (hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây ra. Khi vào tới cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc và tử vong. Những bệnh nhân vốn có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính... thường có nguy cơ bị tổn thương cơ quan nội tạng cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.

Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người tấn công trong mùa mưa bão
Vi khuẩn Whitmore thường sống trong bùn đất và nước.

Whitmore không phải là bệnh mới hay hiếm gặp mà nó đã bị "lãng quên" trong cộng đồng. Bệnh được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1936. Vi khuẩn này thường sống trong bùn đất và nước, đường lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương bị tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Ngoài ra, căn bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.

Đâu là những con đường lây nhiễm của vi khuẩn ăn thịt người whitmore?

  • Do lây nhiễm qua đường ăn uống (thức ăn bị nhiễm khuẩn).
  • Do tiếp xúc trực tiếp với các vết trầy xước da, với đất hoặc nước đã bị nhiễm khuẩn (thời điểm mùa mưa bão).
  • Do hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
  • Do vi khuẩn truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú.
  • Do tiếp xúc vết trầy xước da với động vật chết bị nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo, bò, dê...

Một vài dấu hiệu điển hình cảnh báo vi khuẩn whitmore đang xâm chiếm cơ thể:

  • Sốt cao.
  • Mắc bệnh viêm phổi.
  • Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đa phần, đây là những triệu chứng thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh lý liên quan đến thận, phổi, hoặc người nghiện rượu, người làm việc thường xuyên với đất như nông dân. Ngoài ra, người cao tuổi cũng dễ có nguy cơ mắc phải bệnh này vì hệ miễn dịch suy yếu.

Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn cần nhanh chóng tới khám ở những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau đó. Đặc biệt, những bệnh nhân đã từng nhiễm vi khuẩn whitmore nên thường xuyên đi tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, cần có sự kiên trì trong quá trình điều trị.

Vậy phải làm gì để phòng ngừa vi khuẩn whitmore tấn công?

Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người tấn công trong mùa mưa bão
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là bàn tay, bàn chân luôn phải sạch.

PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo rằng, những năm gần đây, số ca mắc bệnh whitmore được báo cáo không ngừng tăng, cao điểm thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 - tháng 11. Vì vậy, những người làm việc tiếp xúc với môi trường đất, nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Bên cạnh đó, mỗi người đều phải có ý thức trong việc giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là bàn tay, bàn chân luôn phải sạch. Nếu tay chân dính bùn đất thì phải đi rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô trước khi muốn làm gì tiếp theo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện 3 loại virus bí ẩn chưa được phát hiện ở các loài cá hồi Thái Bình Dương

Phát hiện 3 loại virus bí ẩn chưa được phát hiện ở các loài cá hồi Thái Bình Dương

Phân tích di truyền của quần thể cá hồi Thái Bình Dương đang bị đe dọa đã xác định được 3 loại virus chưa từng được biết đến trước đây. Một trong số đó thuộc về một nhóm virus chưa từng được biết đã gây bệnh cho cá.

Đăng ngày: 10/09/2019
Tìm thấy cây cao nhất trong rừng Amazon

Tìm thấy cây cao nhất trong rừng Amazon

Các nhà khoa học quốc tế công bố phát hiện một cây họ Đậu khổng lồ cao tới 88 m trong khu bảo tồn thuộc rừng mưa Amazon.

Đăng ngày: 05/09/2019
Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Đăng ngày: 04/09/2019
Bạn biết gì về món thịt “chay”?

Bạn biết gì về món thịt “chay”?

Đạm, protein là cơ sở của sự sống. Đạm cũng là 1 trong 4 thành phần thiết yếu của khẩu phần ăn. Thịt là một nguồn cung cấp chất đạm chính cho hầu hết người bình thường.

Đăng ngày: 30/08/2019
Sâu ban miêu gây ngộ độc nguy hiểm thế nào?

Sâu ban miêu gây ngộ độc nguy hiểm thế nào?

Sâu ban miêu có chất cantharidin cực độc, làm hủy hoại protein, hoại tử ruột, suy đa phủ tạng, hầu hết bệnh nhân tử vong.

Đăng ngày: 28/08/2019
Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”

Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”

Để hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”, một nhà khoa học đã dùng chính cơ thể mình làm vật thí nghiệm và chịu hơn 1000 vết cắn từ 150 loại côn trùng khác nhau.

Đăng ngày: 28/08/2019
Tuyến trùng có vai trò đặc biệt gì mà nữ tiến sĩ Việt dành cả thập kỉ để giải mã?

Tuyến trùng có vai trò đặc biệt gì mà nữ tiến sĩ Việt dành cả thập kỉ để giải mã?

Dành 10 năm thu thập mẫu vật, nghiên cứu về tuyến trùng của TS Nguyễn Thị Ánh Dương và các cộng sự đã được đăng tải trên Tạp chí Nature uy tín.

Đăng ngày: 27/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News