Cảnh sát Nga: Lai tạo thành công giống mới giữa chó nhà và chó sói

Các nhà khoa học Nga lần đầu tiên sử dụng chó sói để phục vụ ngành cảnh sát nước này. Viện các Lực lượng nội vụ Perme đã cho giao phối hai giống chó sói cái và chó nhà thành một giống chó duy nhất gọi là chó lai sói.

Giống chó Eskimo ở Canada (Ảnh: kennels)

Giống chó mới này có chiếc mũi ngoại hạng của loài sói và tính trung thành với người của chó nhà. Sói cái Naida và giống chó chăn cừu Đức tên là Baron đã trở thành tổ tiên của giống chó mới. Một cặp có tâm lý ổn định nhất trong số bầy chó lai sói con được chọn ra để thí nghiệm với các búp bê hình người đặc biệt. Hiện nay, các nhà khoa học Nga đang tiến hành thí nghiệm với thế hệ thứ 3 chó lai sói. Có 8 con chó giống mới mang trong mình từ 50 - 70% máu sói trong Viện Perme.

Mỗi ngày những con chó lai sói này được huấn luyện với nhiều bài tập và kết quả rất tốt. Huấn luyện viên của Viện Perme, Vyacheslav Dorofeyev, cho biết cảnh khuyển bình thường phải cần đến 3 hay 4 phút để tìm dấu vết tội phạm trong huấn luyện, nhưng với chó lai sói thì thời gian chỉ cần là 15 đến 20 giây.

Các chuyên gia giải thích rằng chó nhà và chó lai sói sử dụng các chiến thuật khác nhau để tìm dấu vết tội phạm. Chó nhà thường chạy lung tung trong phòng tập và mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu môi trường xung quanh. Nhưng chó lai sói chỉ chạy quanh phòng tập một lần là xác định được mục tiêu và lập tức tìm ra dấu vết tội phạm đang lẩn trốn, ma túy hay chất nổ. Huấn luyện viên Olga Alperina rất thích huấn luyện giống chó lai sói và thừa nhận ưu điểm nổi trội của chúng trong đấu tranh với tội phạm. Theo Olga, chó lai sói rất yêu thích công việc cảnh sát: “Khi bước vào phòng tập, răng của chúng chạm nhau lạch cạch vì sốt ruột chờ bài tập”. Các chuyên gia về chó biết rằng chó lai sói hoàn toàn không có ý tấn công khi chúng khua răng lách cách vào nhau.

Các thí nghiệm lai giống chó nhà và chó sói vốn được thực hiện từ rất lâu, ví dụ Đại học Cologne tiến hành thí nghiệm lai giống được 200 con chó lai sói. Nhưng số chó lai này rất dè dặt và sợ con người cho nên không thể sử dụng chúng vào công việc cụ thể. Từ đó, người ta tuyên bố thí nghiệm lai giống chó đã thất bại. Điều ngạc nhiên là chỉ có Viện Các lực lượng Nội vụ Perme của Nga là thiết lập được quan hệ tiếp xúc giữa người và giống chó lai sói!

Sói cái Naida thân thiện với con người đến mức ngạc nhiên, mặc dù tính sợ người đã ăn sâu trong huyết quản chó sói từ nhiều thế kỷ. Trong quá trình giao phối, sói cái Naida bỏ mặc sói đực và tự nó tìm chó nhà đực. Nhờ sói cái Naida mà những con chó lai sói con chào đời và nhanh chóng trở thành các cảnh khuyển sói ưu tú.

Một thí nghiệm duy nhất khác giao phối chó rừng với chó Eskimo (Husky) đang được tiến hành tại Nga. Vyacheslav Klimov, tác giả của thí nghiệm, gọi giống chó con mới này là “Shakolaika”. Chúng có chiếc mũi cực thính và có thể được dùng để dò tìm ma túy và chất nổ ở sân bay. Tuy nhiên, thí nghiệm này đã thất bại vì những chú chó con giống mới rất sợ con người hay bất cứ cái gì khác thường. Chính vì vậy mà cảnh sát Nga không thể đưa giống “Shakolaika” phục vụ trong ngành được
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News