Cảnh tượng cực hiếm: Sinh vật lớn nhất hành tinh... "đi nặng" ngay giữa lòng đại dương

Sinh vật lớn nhất hành tinh đã khiến các nhà nghiên cứu cùng nhiếp ảnh gia được một phen "đứng hình" sau khi bắt gặp con vật thải ra một chất lỏng màu vàng tươi ở bờ biển Australia.

Khi nhiếp ảnh gia phong cảnh Ian Wiese đang quay phim ở Point Picquet, phía nam thành phố Pert (Úc), thì phát hiện con cá voi lúc đó đang bơi dọc theo bờ biển Tây Australia trên hành trình di cư về phía nam. Các dòng chất thải của con cá voi này đã được đội nghiên cứu ghi hình lại. "Chúng tôi đã để ý có một vài con cá voi xanh cách bờ biển 2 km và tôi đã chờ ở đó đến lúc nó bắt đầu "hành sự"- Nhiếp ảnh gia chia sẻ.

Những tình nguyện viên này thường quan sát để kiểm tra số lượng và hành vi của đàn cá voi. Trao đổi với tờ Daily Mail Australia, ông Wiese nói rằng họ đã được cho phép sử dụng flycam để quay khu vực xung quanh con cá voi.

"Chúng tôi đã quay được một số lần nó đi đại tiện như vậy nhưng thật ngạc nhiên là chưa bao giờ thấy nó cho ra màu vàng tươi, điều này thật thú vị. Tôi chưa bao giờ thấy hoặc nghe được chuyện chất thải của con cá voi là màu vàng. Điều này chứng tỏ nó đã ăn phải cái gì đó khác lạ" - ông Wiese cho biết.


Hình ảnh con cá voi thải ra chất thải màu vàng mang tới nhiều ngạc nhiên cho các nhà quan sát, điều chưa bao giờ xuất hiện.

Vị nhiếp ảnh gia nói rằng "phân" của cá voi thường có màu đỏ hồng bởi vì đó là màu của các loài nhuyễn thể trong đại dương và những chất thải màu vàng này để lại khá nhiều vệt trên mặt nước. Ông Wiese cho rằng con vật chắc hẳn đã ăn trong vòng 24 giờ trước, điều này có nghĩa là con cá voi đã kiếm được nguồn thức ăn "lạ" ở đâu đó phía ngoài Perth, khi nó bơi từ Indonesia xuống tiểu bang Victoria và biên giới phía nam nước Úc.

"Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nghiên cứu cuộc sống của loài cá voi, chúng ta biết rất ít về hành vi của chúng và loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng. Hình ảnh này chắc chắn sẽ gây chấn động cho giới quan sát."- Wiese hào hứng chia sẻ.


Chất thải của cá voi xanh là thức ăn cho một số loài cá nhỏ và sinh vật nhuyễn thể.

Trả lời phỏng vấn kênh ABC, Curt Jenner thuộc trung tâm nghiên cứu cá voi Tây Úc cho biết mỗi lần đi vệ sinh, cá voi xanh có thể thải ra khoảng 200 lít "phân". Đó cũng chính là chất dinh dưỡng quan trọng của môi trường sống dưới đại dương, một số loài cá và nhuyễn thể nhỏ sẽ ăn lại chất thải ấy. "Nó cũng tạo ra một loại tảo quan trọng cho cuộc sống dưới đại dương" - ông Jenner nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News