Cáo Bắc cực - loài vật xinh đẹp ăn phân chính mình

Cáo Bắc cực là loài ăn tạp, xơi bất cứ thứ gì có thể tìm thấy. Khi khan hiếm thực phẩm, nó còn ăn phân của chính mình.


Tên gọi chính thức của loài này là cáo Bắc cực. Ngoài ra, nó cũng được gọi bằng những tên khác như cáo trắng, cáo tuyết.


Cáo Bắc cực sống trong các khu vực cực kỳ lạnh. Loài này sở hữu hệ thống trao đổi nhiệt đặc biệt, giúp nó không hề cảm thấy run rẩy vì lạnh ngay cả khi nhiệt độ giảm xuống tới -70 độ C.


Một cơ chế thích ứng khác cho phép con cáo Bắc cực tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt như vậy là diện tích phần đầu tỷ lệ với khối lượng và hình dạng cơ thể tròn của nó, giúp giảm thiểu sự thoát nhiệt.


Mọi người thường nghĩ rằng cáo Bắc cực chỉ có lông màu trắng, nhưng thực tế trong mùa hè khi tuyết tan, lông của chúng có thể đổi sang màu tối để hòa nhập với môi trường.


Khả năng thay đổi màu sắc của cáo Bắc cực còn có thể được nâng cao hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng loài cáo Bắc cực sống ở những vùng tuyết là không hoàn toàn chỉ có màu trắng, lông của chúng còn có thể có màu xám của tuyết.


Cáo Bắc cực sống trong các hang dưới đất, có niên đại từ hàng thế kỷ, được sử dụng bởi nhiều thế hệ cáo. Đó thường là những hệ thống đường hầm rất lớn và có đến 150 cửa ra vào.


Tùy thuộc vào nguồn thực phẩm sẵn có, cáo mẹ thường có 5-10 đứa con nhưng ở những nơi có thức ăn phong phú, loài này có thể có đến 25 con con trong 1 đàn.


Những con cáo con phải lớn lên rất nhanh và tìm cách dự trữ chất béo vì mùa hè ở vùng cực là rất ngắn, nếu không chúng có thể chết


Cáo Bắc cực là loài ăn tạp, ăn hầu như bất cứ thứ gì chúng có thể tìm thấy - từ động vật gặm nhấm, chim hoặc cá, rong biển và xác bỏ thừa của những kẻ săn mồi lớn hơn. Trong trường hợp khan hiếm thức ăn, nó còn ăn phân của chính mình.


Cáo Bắc cực thường đi săn bằng cách phá vỡ lớp tuyết dày. Để làm được điều đó, nó nhảy lên cao trong không khí và lao đầu vào lớp băng tuyết.


Khi nguồn thực phẩm không có sẵn, cáo Bắc cực có thể làm giảm một nửa tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể để tiết kiệm năng lượng.


Cáo Bắc Cực thường bị giết thịt bởi gấu Bắc cực nhưng ở Canada, có một trường hợp ghi nhận tình bạn mạnh mẽ giữa hai loài vật này. Chúng chơi với nhau và con gấu khổng lồ thậm chí còn chia sẻ thức ăn của mình với con cáo nhỏ.


Cáo Bắc cực nổi tiếng với khả năng di cư đường dài, được xếp hạng kỷ lục so với tất cả các loài động vật có vú trên cạn. Thức ăn chủ yếu của cáo là chuột, do đó khi lũ chuột di cư thì cáo Bắc cực cũng di cư, có khi đi đến vài trăm nghìn mét.


Cáo Bắc cực được trang bị khứu giác và thính giác hoàn hảo, nhưng thị giác của chúng lại rất nghèo nàn.


Do có kích thước nhỏ (con đực trưởng thành trung bình nặng 3,5 kg và con cái 2,9 kg), không có khả năng chống đỡ, cáo Bắc cực thường bị ăn thịt bởi chồn Gulo, con chó sói và thậm chí cả đại bàng vàng. Tuy nhiên, con người mới là mối đe dọa lớn nhất đối với loài động vật tuyệt vời này. Cáo Bắc cực thường bị săn bắn để lấy lông làm áo khoác xa xỉ.


Do khả năng sinh sản tương đối cao, dân số cáo Bắc cực toàn cầu không bị đe dọa trừ một số điểm như Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan, ước tính dân số của loài động vật này còn ít hơn 200 cá thể.


Một mối đe dọa đáng lo ngại khác mà loài cáo Bắc cực phải đối mặt là sự bùng nổ dân số của các loài cáo đỏ có ngoại hình to lớn hơn. Sự nóng lên toàn cầu là lý do loài cáo đỏ di chuyển dần về phía bắc và chiếm khu vực từng thuộc về loài cáo Bắc cực.


Với chiều dài trung bình phần đầu và cơ thể của cáo Bắc cực đực là 55 cm, con cái là 52 cm, cáo Bắc cực là loài có răng nanh hoang dã nhỏ nhất được tìm thấy ở Canada.


Cáo Bắc cực là loài động vật có vú sinh sống ở Iceland vào thời kỳ đầu con người sinh sống.


Tuổi thọ của loài cáo Bắc cực sống trong hoang dã thường chỉ từ 3-6 năm, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt, nó có thể sống lâu tới 15 năm.


Theo phân loại khoa học, cáo Bắc cực thuộc gia đình sói, nhưng trái ngược với loài chó sói, cáo Bắc cực thường sống lang thang cô đơn. Chúng chỉ có xu hướng tạo thành cặp một vợ, một chồng trong mùa giao phối.


Cáo Bắc cực có đôi mắt có rất nhiều sắc tố giúp bảo vệ chúng khỏi ánh nắng chói gắt trên băng và tuyết, đôi khi, nó có thể bị loạn sắc, tạo ra đôi mắt có màu khác nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News