Cao nguyên Thanh Tạng có nguy cơ sụp đổ do băng tan
Các nhà nghiên cứu dự đoán cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ lớp đất đóng băng tan chảy như sụt lún, xói mòn và sa mạc hóa.
Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng trên dãy Himalaya. (Ảnh: CAS Newsletter).
Sự tan chảy của lớp đất đóng băng vĩnh cửu trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (gọi tắt là cao nguyên Thanh Tạng) thuộc dãy Himalaya xảy ra nhanh gấp đôi tốc độ trung bình toàn cầu trong những thập kỷ gần đây, đe dọa nghiêm trọng độ ổn định của cơ sở hạ tầng địa phương. Theo nghiên cứu công bố hồi tháng 10 trên tạp chí Nature Communications Earth & Environment, sự tan chảy này dẫn tới gia tăng nhu cầu sửa chữa và thay thế cơ sở hạ tầng. Ước tính 38% đường sá, 39% đường sắt và dây điện, 21% tòa nhà bị đe dọa bởi băng tan vào năm 2050.
Cao nguyên Thanh Tạng là khu vực rộng hơn 2,5 triệu km2, gấp khoảng 5 lần diện tích đất liền của Pháp, trải dài từ phía tây Trung Quốc tới Pakistan, bao gồm nhiều vùng thuộc Nepal, Ấn Độ đông Tajikistan và nam Kyrgyzstan. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu, đất đóng băng vĩnh cửu trên toàn cầu bắt đầu tan chảy ở tốc độ nhanh chóng. Mặt đất trở nên kém ổn định và dễ xê dịch hơn. Nhiều nơi trải qua tình trạng sụt lớn, tạo ra những miệng hố trên mặt đường, ảnh hưởng tới sân bay, đường ray xe lửa, đường ống dẫn dầu và thậm chí nhà cửa, theo Mathieu Morlighem, giáo sư khoa học Trái Đất ở Đại học Dartmouth.
Ở giai đoạn cuối của quá trình tan chảy, sự thất thoát nước ở đất sẽ đạt tới độ khiến các hồ nước cạn nhanh. Quan sát từ vệ tinh và trên mặt đất chỉ ra xu hướng này đang mở rộng khắp khu vực đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu, bao gồm cao nguyên Thanh Tạng.
Đặc biệt, trên cao nguyên Thanh Tạng, nước băng từ lớp đất đóng băng, sông băng và hồ nước ngọt trên cao đổ vào 3 con sông dài nhất châu Á, là nguồn nước chính cho khoảng 20% dân số thế giới. Hơi ẩm từ hồ trên cao và suối cũng giúp duy trì hệ sinh thái đồng cỏ bán khô hạn. Nếu đất đóng băng và sông băng tiếp tục tan chảy, sông ngòi trên khắp cao nguyên sẽ bắt đầu cạn nước, góp phần gây xói mòn đất và cuối cùng là sa mạc hóa. Sa mạc hóa có thể làm giảm lượng mưa và tuyết rơi, kéo theo nguồn cung cấp nước càng giảm mạnh.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Thác nước "ẩn mình" cao nhất thế giới, lưu lượng bằng 25 sông Amazon, muốn xem tận mắt cũng khó
Thác nước này được mệnh danh là cao nhất thế giới, lưu lượng gần bằng 25 lần của sông Amazon nhưng đáng tiếc rằng để chiêm ngưỡng tận mắt nó rất khó.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
