Cao ốc Hà Nội rung lắc vì động đất liên tiếp ở Sơn La

19h15 ngày 19/7 nhiều người trên các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội cảm nhận rõ sự rung lắc, thấy đồ vật trong nhà bỗng nhiên rơi xuống. Viện Vật lý địa cầu xác nhận khoảng thời gian này đã xảy ra hai trận động đất mạnh ở Sơn La.

Chị Kiều Minh, sống ở tầng 12, khu đô thị Mỹ Đình (Cầu Giấy, Hà Nội) đang ngồi ăn cơm tối cùng gia đình lúc chiều tối bỗng thấy người lắc lư, cảm giác khác thường. "Chưa bao giờ tôi có cảm giác lạ đến vậy. Lúc này vừa đi làm dưới trời mưa về nên tôi nghĩ có thể mình bị ốm. Nhưng mẹ tôi nói cũng cảm nhận rõ rệt về sự rung lắc", chị Minh cho hay.


Vị trí tâm chấn động đất huyện Mường La, Sơn La lúc 19h14. (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu)

Nhìn thấy lọ hoa to trên bàn bỗng nhiên lung lay, chao đảo chị Minh nghĩ chắc chắn là có động đất nên đã chạy ra ban công nhìn xung quanh nhưng các gia đình khác có vẻ im ắng. "Có thể do trời mưa to nên nhiều người không cảm nhận rõ", chị Minh nói.

Vừa ăn tối xong, gia đình anh Hà Giang ở khu vực Thanh Xuân đang ngồi uống nước xem tivi thì bỗng đồ đạc nhỏ trong nhà tự nhiên rơi xuống. "Cả nhà tôi ai cũng sợ sệt, vài phút sau mọi thứ lại trở lại bình thường thì tôi mới biết đó là do rung chấn của động đất", anh Giang nói.

Nhiều người trong các tòa nhà cao tầng khác ở khu vực khác ở Hà Nội như quận Hai Bà Trưng, Đống Đa... cũng cảm nhận rõ sự rung lắc.

Người dân ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La phản ánh với PV rằng, trận động đất khá mạnh, kéo dài khoảng 30 giây, khiến mọi người hoảng loạn chạy ra khỏi nhà. Một số đồ vật như tủ đựng bát đĩa bị đổ.

Đặc biệt, sau động đất, một số nhà dân ở tiểu khu 5, thị trấn Ít Ong xuất hiện những vết nứt trên tường dài khoảng 40cm, rộng 0,2cm.


Vị trí tâm chấn động đất huyện Mường La, Sơn La lúc 20h23. (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu)

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, Hà Nội bị rung chấn do ảnh hưởng lan truyền của trận động đất từ Sơn La.

Lúc 19h14 ngày 19/7, trận động đất có độ lớn 4,3 độ richter xảy ra ở khu vực huyện Mường La, Sơn La với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,5km.

Tiếp đó, lúc 20h23, điểm này xảy ra thêm một trận động đất với độ lớn 3,2 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8km.

Tỉnh Sơn La thường xảy ra động đất do nằm trên vết đứt gãy sông Mã. Trận động đất mạnh nhất ghi nhận tại đây là 6,8 độ richter. Theo các nhà khoa học, đây là một trong 7 vùng trọng điểm có nguy cơ phát sinh động đất tại khu vực Tây Bắc. Sáu điểm còn lại là Điện Biên, thị xã Lai Châu, thị trấn Mường La, thị xã Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo, thị trấn Tam Đường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News