Cao ốc hình... tế bào
Không lâu nữa, chỉ cần bay tới Trung Quốc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toà nhà đầu tiên trên tế giới sắp xây dựng có hình dạng một tế bào sống.
Toà nhà, với cấu trúc bên trong theo kiểu sinh học phân tử, sẽ là trụ sở của Viện Sinh học Màng và Công nghệ y sinh nano ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
![]() |
Toà nhà nhìn từ bên ngoài. Những chỗ lồi ra trên bề mặt là các khu vực gặp gỡ được gắn trực tiếp với các phòng thí nghiệm bên trong. (Ảnh: LiveScience) |
![]() |
Cửa bên trong toà nhà, với những cây cầu hình nhiễm sắc thể X và Y. |
Thiết kế ban đầu của toà nhà được lấy ý tưởng từ những cấu trúc protein gấp nếp thanh nhã và nét trang trí cấu trúc đẹp và đơn giản của chúng.
Toà nhà cao 6 tầng, trị giá 12 triệu đôla này sẽ trưng ra các cửa sổ lồi trên khắp bề mặt của nó, tương tự như các protein trong một màng tế bào, gắn vào bề mặt giống như những củ khoai tây nhỏ.
![]() |
Vườn bên trong toà nhà hình tế bào. |
Công trình cũng có một giảng đường lớn hình tinh thể với các mô hình nhiễu xạ tinh thể trên trần. Các nhà sinh học đã kết tinh các protein và chiếu tia X qua chúng để quan sát mô hình nhiễu xạ nhằm nghiên cứu hình dạng của một protein.
T. An

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
