Cấp cứu phi hành gia trong vũ trụ

Phi hành gia trong không gian phải đối mặt với nhiều vấn đề như bị gãy xương, đông máu hoặc nhiễm phóng xạ.

Nếu vấn đề y tế khẩn cấp phát sinh trong hành trình tới sao Hỏa như gãy xương hoặc đông máu, các phi hành gia phải nhanh nhẹn xử lý tình huống với trang thiết bị hạn chế trên tàu vũ trụ, theo Seeker. Đây là một nhiệm vụ khó khăn ngay cả với bác sĩ có kinh nghiệm.


Phi hành gia luôn phải sẵn sàng đối mặt với các chứng bệnh hoặc thương tổn khi ở trên tàu vũ trụ. (Ảnh: NASA).

Khi bay tới sao Hỏa, ngay cả bác sĩ cũng có thể bị bệnh trong chuyến đi. Komorowski ủng hộ một số cách để đối phó với tình huống tương tự. Đầu tiên, các phi hành gia phải được đào tạo những kỹ năng y khoa tối thiểu ở mức cơ bản. Thứ hai, hệ thống trợ giúp và tư vấn y tế từ Trái Đất phải liên tục chỉ dẫn.

Ngoài ra, phi hành đoàn có thể sử dụng các trang thiết bị y tế được làm bằng công nghệ in 3D. Nếu phi hành đoàn cùng nhóm máu thì sẽ dễ dàng hơn cho việc truyền máu lúc cần thiết, đồng thời loại máu phù hợp sẽ luôn có sẵn cho tất cả mọi người.

"Trong những chuyến bay dài, nguy cơ xảy ra vấn đề y tế nghiêm trọng và phẫu thuật có thể lấy đi mạng sống của phi hành đoàn. Việc tiếp xúc với môi trường không gian làm xáo trộn hầu hết hệ thống sinh lý trong cơ thể, làm khởi phát nhiều chứng bệnh đặc biệt như suy tim mạch, hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính, loãng xương và gãy xương, bệnh do giảm áp suất", Matthieu Komorowski, chuyên gia tư vấn chăm sóc đặc biệt và gây mê tại Bệnh viện Charing Cross, London, Anh, cho biết.

"Trong chuyến đi thám hiểm vũ trụ trong tương lai, phi hành gia phải chuẩn bị đối phó với những căn bệnh không thể chữa khỏi hoặc thương tổn vượt quá khả năng điều trị", Komorowski nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News