Cặp kiếm báu 1500 tuổi trong hầm mộ Nhật Bản
Các nhà khảo cổ tìm thấy hai thanh kiếm quý hiếm trong hầm mộ 1.500 năm tuổi dưới lòng đất ở miền nam Kyushu, Nhật Bản.
Hai thanh kiếm được phát hiện cùng với hai bộ xương, áo giáp, vũ khí, yên cương trong hầm mộ từ thế kỷ 6 ở quận Shimauchi phía nam Kyushu, Ancient Origins hôm qua đưa tin.
Sau khi đưa lên từ mộ, những thanh kiếm được giao cho Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Gangoji ở Nara để phân tích và bảo quản. Thanh kiếm dài có núm tròn ở chuôi kiếm làm bằng gỗ và bao kiếm phủ loại vải sợi dọc quý mang tên tate nishiki. Kiếm dài 142cm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng kích thước ban đầu của kiếm là 150cm. Đây là thanh kiếm dài nhất từng được khai quật trong mộ Nhật Bản cổ đại. Nhóm nghiên cứu suy đoán thanh kiếm là quà tặng từ vương quốc Yamato cai trị tỉnh Yamato cổ đại, nay là quận Nara, từ năm 250 đến 710.
Hai thanh kiếm báu được tìm thấy trong hầm mộ dưới lòng đất ở Kyushu, Nhật Bản. (Ảnh: Shunsuke Nakamura).
Thanh kiếm thứ hai dài khoảng 85cm. Núm tròn ở chuôi trang trí bằng bạc và chuôi kiếm phủ da cá đuối. Theo Panam Leathers, Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng da cá đuối làm chuôi kiếm sớm nhất. Vật liệu này rất lý tưởng bởi độ bền chắc, khả năng chịu lửa, lực đâm và chống nước. Các samurai Nhật thường dùng da cá đuối ở chuôi kiếm cùng áo giáp. Nhóm nghiên cứu cho biết mẫu da cá đuối trên thanh kiếm thuộc loại lâu đời nhất ở Đông Á.
Chủ nhân hai thanh kiếm nhiều khả năng thuộc tầng lớp thượng lưu và được kính trọng. "Những thanh kiếm cho thấy chủ sở hữu là người quyền thế ở phía nam Kyushu, phụng sự vị quan ở cấp bậc cao hơn và là bề tôi thân cận của vua Yamato", Tatsuya Hashimoto, phó giáo sư khảo cổ học ở Viện bảo tàng Đại học Kagoshima, cho biết.
Theo Heritage of Japan, hầm một dưới lòng đất là hình thức chôn cất ở thời Kofun (năm 250-538) trong lịch sử Nhật Bản. Hầm có thể là những phòng chứa xếp bằng đá ở trên đỉnh gò đất hoặc xây dưới gò đất với đường hầm dẫn vào ở bên hông. Cấu trúc bên trong mộ rất đơn giản nhưng người chết thường được chôn cất cùng nhiều tài sản quý giá.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong
Các nhà khảo cổ học gần đây mới phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn con vật thuộc các loài khác nhau đã được chôn cất cùng ông.
