Carbohydrate giúp cây chống chọi hạn hán

Hàm lượng cao các hợp chất carbohydrate phi cấu trúc (NSC) – gồm lượng đường và tinh bột có trong thực vật – có thể giúp cây cối vùng nhiệt đới kéo dài thời gian sống sót thêm 17 ngày trong các đợt hạn hán khắc nghiệt, theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế.

Trong nhiều nghiên cứu sinh lý học thực vật trước đây, NSC được chứng minh có vai trò quan trọng đối với khả năng phục hồi của cây trong điều kiện khô hạn.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tiến hành quan sát phản ứng của thực vật bằng cách trồng 1.400 cây con thuộc 10 giống cây nhiệt đới khác nhau và chia thành 2 nhóm. Họ dưỡng nhóm cây thứ nhất trong điều kiện thiếu ánh sáng trước khi cho chúng tiếp xúc với ánh nắng, còn nhóm cây thứ hai thì ngược lại, tức là ban đầu được trồng dưới ánh nắng sau đó di dời vào trong tối.

Vì cây cần ánh nắng để quang hợp và sản sinh các hóa chất để sinh trưởng nên nhóm cây thứ hai đã biểu hiện sụt giảm NSC rõ rệt, giúp các chuyên gia so sánh khả năng sinh tồn của chúng so với nhóm cây thứ nhất (vốn có hàm lượng NSC bình thường). Rõ ràng kết quả là nhóm cây dự trữ NSC nhiều hơn có thể duy trì lượng nước trong thân lâu hơn so với nhóm cây còn lại.

Theo các nhà nghiên cứu, khả năng tích trữ carbohydrate là khác nhau giữa tất cả các loài thực vật. Điều này có thể giúp các nhà sinh vật và môi trường xác định loại thực vật nào có sức chịu đựng tốt hơn với thời tiết khô hạn, qua đó hỗ trợ công tác khôi phục rừng để ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 25/04/2025
Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam

Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam

Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.

Đăng ngày: 23/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News