Cậu bé 16 tuổi biến máy in thành thiết bị phát hiện bệnh tim

Chàng trai 16 tuổi đã sáng chế ra một phương pháp kiểm tra bệnh tim tại chỗ, nhanh chóng và có chi phí thấp, đồng thời là thứ giúp cậu giành được 1 trong 20 tấm vé vào vòng chung kết Hội chợ Khoa học toàn cầu của Google.

  • Cậu bé Uzbekistan phát minh động cơ xe "vĩnh cửu"
  • Chính Alfred Nobel cũng là nhà phát minh có tài
  • Học sinh cấp hai phát minh giấy dùng được 500 lần

 Adriel Sumathipala – nhà phát minh 16 tuổi

Adriel Sumathipala - một trong những ứng cử viên lọt vào vòng chung kết Hội chợ khoa học Google - là người hay mày mò, chỉnh sửa. Với phát minh thiết bị phát hiện bệnh tim giá rẻ, Sumathipala đang là ứng viên cho giải thưởng trị giá hơn 50.000 USD do Google trao tặng, dành cho những thiếu niên tài giỏi nhất thế giới.


Chân dung Adriel Sumathipala 

Gia đình có tiền sử bệnh tim

Chàng trai 16 tuổi nói về nét đặc biệt trong gia đình: Ông nội - người đã qua đời vì một cơn đau tim trước khi Sumathipala được sinh ra – là người rất yêu thích xây dựng và chế tạo. Căn bệnh tim khiến cho Sumathipala chỉ biết tới ông nội qua “những câu chuyện và tấm ảnh nhàu nát”. Khi cậu nhận ra chính bản thân mình và gia đình cũng có nguy cơ mắc phải nó, Sumathipala đã cố gắng thực hiện một chế độ rèn luyện sức khỏe, ăn uống lành mạnh.

Nhưng Sumathipala cảm thấy thất vọng rằng cậu không có cách nào để giám sát mức độ hiệu quả của chế độ này, bởi việc chẩn đoán bệnh tim mạch ngày nay đòi hỏi những xét nghiệm đắt tiền trong phòng thí nghiệm để đo mức cholesterol.

Vì vậy, chàng trai 16 tuổi đã sáng chế ra một phương pháp kiểm tra bệnh tim tại chỗ, nhanh chóng và có chi phí thấp, đồng thời là thứ giúp cậu giành được 1 trong 20 tấm vé vào vòng chung kết Hội chợ Khoa học toàn cầu của Google.

Phát minh thiết bị phát hiện bệnh tim giá rẻ từ máy in

Thay vì đo cholesterol, các thử nghiệm của Sumathipala đo các lipoprotein mật độ thấp đã được oxy hóa (Ox-LDL), một dấu hiệu chuẩn sinh học có mối liên hệ mạnh mẽ hơn với bệnh tim mạch.

Tôi hình dung ra việc đặt những dữ liệu y học quan trọng trong tay các bác sĩ và bệnh nhân, từ đó thiết lập khuôn khổ cho cuộc cách mạng cá nhân hóa y tế” – cậu viết.

Với sự giúp đỡ của giáo viên sinh học, Sumathipala dành 2 năm nỗ lực xây dựng một hệ thống chẩn đoán bệnh như vậy. Cuối cùng, cậu đã có thể sử dụng một chiếc máy in phun để gửi các enzyme lên hai bộ cảm biến Ox-LDL được phát triển trước đó. Các cảm biến giấy sẽ cho biết nồng độ enzyme cao hay thấp, từ đó dẫn đến kết luận về bệnh.

Sumathipala ước tính các cảm biến dựa trên giấy và hệ thống in sẽ giảm giá các xét nghiệm xuống chỉ còn 0,02 USD, và kết quả có thể lấy ngay chứ không phải đợi nhiều ngày nữa.

Sumathipala là một trong 22 thanh thiếu niên xuất sắc đã lọt vào vòng chung kết Hội chợ khoa học Google năm nay. Google sẽ công bố dự án xuất sắc nhất vào tháng 9. Người chiến thắng sẽ được tặng một chuyến đi 10 ngày đến quần đảo Galapagos và 50.000 USD học bổng.

Mong muốn giúp đỡ những người bạn yêu thương chính là nguồn cảm hứng tuyệt vời. Nó không xuất hiện trong một khoảnh khắc nhận thức của não hay ánh nhấp nháy của một bóng đèn tưởng tượng, nó là nguồn cảm hứng liên tục và không giới hạn. Thứ cảm hứng ấy đã thúc đẩy tôi kiên trì qua những đêm trắng trong phòng thí nghiệm, tiếp sức cho tôi sau vô số thất bại, và ngăn tôi từ bỏ công việc của mình” – Sumathipala cho biết.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất