Chính Alfred Nobel cũng là nhà phát minh có tài

Chính con người đã hiến tặng 94% tài sản của mình để sáng lập ra “Giải thưởng Nobel” nhằm tôn vinh những sáng tạo cống hiến cho loài người - Alfred Nobel, gần 150 năm trước cũng là một nhà sáng chế phát minh có tài.

Alfred Nobel sinh ngày 21, tháng Mười, năm 1833 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông là người con thứ ba trong gia đình có truyền thống về kỹ thuật và hóa học.

Chính Alfred Nobel cũng là nhà phát minh có tài
Alfred Nobel

Cha ông, Immanuel Nobel, người đã phát minh ra công nghệ ép gỗ hiện đại và có những cải tiến thủy lôi, giúp cho Nga có những lợi thế trên biển trong cuộc Chiến tranh Crimean. Anh trai ông, Lugvic Nobel, trùm dầu mỏ ở Baku, chế tạo thành công thùng chứa và đường ống dẫn dầu.

Gia đình ông còn sở hữu một nhà máy lớn sản xuất khí tài cho quân đội Nga tại Helenborg, Stockholm. Tuy vậy, sau thất bại của Đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Crimean, Sa hoàng Aleksandr II đã quyết định cắt giảm ngân sách dành cho quân đội và điều này đã làm cho nhà máy của cha Nobel điêu đứng.
Một thời gian sau đó, Immanuel Nobel bắt đầu nghiên cứu chế tạo nitroglycerin, một loại chất hóa học mới có sức công phá lớn. Ông thường nghiên cứu cùng với các con trai mình tại nhà máy. Mặc dù vậy, nitroglycerin là hợp chất hóa học ở dạng lỏng, nhạy nổ và rất nguy hiểm. Chính điều này đã dẫn đến cái chết của em trai Nobel, Emil Oskar Nobel, trong một vụ nổ tại nhà máy khi Emil đang cố gắng điều chế nitroglycerin.

Điều này đã thôi thúc Alfred Nobel tìm ra cách chế tạo hợp chất hóa học này một cách an toàn hơn. Và sau những cố gắng không biết mệt mỏi cùng những hiểm nguy trong quá trình thí nghiệm, cuối cùng Alfred Nobel đã tìm ra phương pháp chế tạo an toàn nitroglycerin.

Dù vậy, nitroglycerin nguyên chất vẫn rất nguy hiểm. Một lần nữa, bài toán này lại thôi thúc Nobel tìm ra cách chế tạo một loại thuốc nổ mới từ nitroglycerin ở dạng an toàn hơn nữa. Cuối cùng, vào năm 1866, ông đã chế tạo thành công Dynamite, một loại thuốc nổ nitroglycerin an toàn. Sau khi công bố phát minh vĩ đại này, Nobel nhận được bằng sáng chế tại Anh vào 7/5/1867 và tại Thụy Điển vào 19/10/1867. Bằng công nhận sáng chế nitroglycerin của Nobel, năm 1864.

Chính Alfred Nobel cũng là nhà phát minh có tài
Phòng thí nghiệm hóa học. Ảnh minh họa.

Dynamite được bán ra thị trường đầu tiên là hỗn hợp dẻo của nitroglycerin và nitrocellulose. Loại thuốc nổ này được bán ở dạng gậy dài 20cm, đường kính 2.5cm hoặc một số kích cỡ khác, được kích nổ bằng ngòi dẫn. Đến năm 1868, Alfred Nobel đã thay nitrocellulose bằng đất tảo cát (tên khác: bọt biển) làm chất bán dẫn. Cải tiến này đã làm cho Dynamite trở nên ổn định hơn và được sử dụng một cách rộng rãi trong xây dựng và khai thác hầm mỏ. Sau này, ông còn phát minh ra một số loại thuốc súng nitroglycerin, nổi bật trong số đó là ballistite, một loại thuốc súng không khói.

Những phát minh này cộng với việc khai thác các giếng dầu ở Baku của anh em ông đã đem lại cho ông những khoản lợi nhuận kếch xù.

Năm 1888, một tờ báo của Pháp đã nhầm lẫn Nobel với cái chết của anh trai ông, Lugvic Nobel. Bản cáo phó “Nhà buôn cái chết đã chết” viết rằng: “Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết chết con người nhanh hơn bao giờ hết đã qua đời ngày hôm qua”. Đây được cho là cho là lý do chính cho sự phiền muộn của Nobel trong những năm cuối đời và khiến ông quyết định hiến tặng 94% tài sản của mình (khoảng 4,22 triệu USD khi đó) để sáng lập ra “Giải thưởng Nobel” nhằm tôn vinh những sáng tạo cống hiến cho loài người.

Alfred Nobel qua đời ngày 10, tháng 12, 1896 tại Sanremo, Ý, do một cơn đột quỵ. Nhiều năm sau cái chết của ông, người ta vẫn còn tranh cãi về công dụng của thuốc nổ dynamite cũng như sức tàn phá của nó trong chiến tranh. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng thuốc nổ dynamite của Nobel đã giải phóng sức lao động cho con người, tạo ra các bước tiến vượt bậc trong xây dựng đường xá cũng như việc khai thác hầm mỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News