Lịch sử Nobel và những điều cần biết

Ít ai biết rằng giải thưởng Nobel danh giá tôn vinh các nhân vật xuất chúng của nhân loại lại ra đời do một sự nhầm lẫn từ báo chí Pháp

Tìm hiểu lịch sử Nobel và những bất ngờ

Từ "thương gia tử thần" đến giải Nonel

Năm 1888, khi anh trai của Alfred Nobel là Ludwig Nobel qua đời, một tờ báo Pháp đã nhầm tưởng người chết là ông - doanh nhân Thụy Điển nổi tiếng với tài sản kếch xù, đồng thời cũng là người sáng chế ra thuốc nổ. Bài báo gay gắt thông cáo cái chết của Alfred Nobel với cái tít "Thương gia tử thần qua đời" đã trở thành một cú sốc tinh thần với ông, lúc này vẫn đang sống rất bình thường. Nén nỗi buồn phiền, Nobel quyết tâm thay đổi câu chuyện số phận của mình trước khi quá muộn.


Alfred Nobel

Ngày 27.11.1895, Alfred Nobel tới một câu lạc bộ đồng thời là một quán bar mang tên Swedish Norwegian ở Paris (Pháp), bắt tay viết bản di chúc của mình và được 4 người bạn có mặt ở đó chứng thực. Trong hơn 4 trang giấy, ngoài những di nguyện cho người thân (Alfred Nobel không có con cái - PV) và các nhân viên của mình, ông muốn phần còn lại (hơn 90% tài sản - khi đó trị giá khoảng 31 triệu kronor) được đầu tư vào một quỹ cộng đồng với nguyên tắc: “Các khoản tiền được trao dưới hình thức giải thưởng hằng năm cho những ai đã có những đóng góp thiết thực cho nhân loại trong năm trước”. Cụ thể, tài sản của Alfred Nobel được những người có trách nhiệm điều hành đầu tư vào chứng khoán an toàn, tạo thành một quỹ đầu tư - Quỹ Nobel để phân bổ cho giải thưởng hằng năm. Giải Nobel được trao tại Thụy Điển và Na Uy cho các nhân vật xuất chúng không phân biệt quốc gia trong các lĩnh vực: vật lý, hóa học, y học, văn chương và đặc biệt là giải hòa bình dành cho “những người có đóng góp kết nối tình anh em giữa các quốc gia, bài trừ chiến tranh, thúc đẩy hòa bình”.

Sau khi Alfred Nobel qua đời vào năm 1896, trợ lý Ragnar Sohlman đã bắt tay vào thực hiện di nguyện của ông. Cho đến năm 1901, giải Nobel đầu tiên đã được trao tặng ở Thụy Điển và Na Uy. Từ năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển còn góp quỹ để trao thêm giải Nobel về kinh tế học. Cho đến nay, di chúc của Alfred Nobel vẫn còn được lưu giữ và trưng bày công khai ở Bảo tàng Nobel.

Tiến trình lựa chọn người đoạt giải Nobel

Tiến trình lựa chọn người đoạt giải Nobel Giải thưởng Nobel được trao tặng các cá nhân, tổ chức vào ngày 10/12 hàng năm. Việc lựa chọn người giành giải thưởng bắt đầu vào đầu mùa thu của năm trước khi các tổ chức trao giải mời hơn 6.000 người khắp thế giới đề cử cá nhân xứng đáng nhận các giải Nobel. Có khoảng 1.000 người đề cử cho mỗi giải thưởng. Họ là những người đã từng nhận giải Nobel, thành viên của chính tổ chức trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý, hoá học, tâm lý học hoặc y học, các quan chức và thành viên của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu. Người được mời phải đề cử bằng văn bản, nêu rõ lý do lựa chọn. Các cá nhân không thể tự đề cử (trái ngược hoàn toàn với giải Ig Nobel).


Mô tả quá trình lựa chọn cho giải Nobel Vật lý.

Văn bản đề cử phải được trình lên các uỷ ban Nobel trước ngày 31/1 của năm trao giải. Uỷ ban Nobel do 4 tổ chức trao giải lập ra. Thường có khoảng 100-250 người được đề cử cho mỗi giải. Vào ngày 1/2, 6 Uỷ ban Nobel - mỗi uỷ ban quyết định một loại giải thưởng - bắt đầu xem xét các văn bản đề cử mà họ nhận được. Có hàng nghìn người, chủ yếu là chuyên gia bên ngoài, tham gia cùng với các uỷ ban để quyết định tính sáng tạo và tầm quan trọng liên quan tới đóng góp của người được đề cử.

Vào tháng 9 và đầu tháng 10, các uỷ ban Nobel sẵn sàng đệ trình ý kiến lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển và các tổ chức trao thưởng khác. Không phải lúc nào các tổ chức trao thưởng cũng làm theo sự tiến cử của uỷ ban. Các phiên họp và bỏ phiếu trong các tổ chức trao giải được giữ bí mật ở mọi khâu. Chỉ có kết quả được thông báo công khai. Quyết định cuối cùng của các tổ chức phải được đưa ra trước ngày 15/11 và không thể thay đổi. Giải thưởng chỉ được trao cho các cá nhân, ngoại trừ giải Nobel Hoà Bình. Nobel Hoà bình có thể được trao cho một tổ chức.

Theo điều lệ của Hiệp hội Nobel, thông tin đề cử sẽ không được tiết lộ, dù là công khai hoặc bí mật, trong thời gian 50 năm. Không thể đề cử một cá nhân sau khi người đó đã chết. Kể từ năm 1974, giải thưởng Nobel chỉ có thể được trao cho một người đã chết trong trường hợp cá nhân đó đã được chọn là người nhận giải của năm vào thời điểm còn sống song qua đời trước lễ trao giải vào ngày 10/12. Sự ủng hộ chính thức, dù là ngoại giao hay chính trị, cho một người nào đó không có tác động tới tiến trình lựa chọn bởi các tổ chức trao giải độc lập với nhà nước.

Giá trị giải thưởng Nobel

Mỗi giải thưởng bao gồm một huy chương vàng, một bằng khen và một khoản tiền. Số tiền phụ thuộc vào thu nhập của Hiệp hội Nobel. Ban đầu, hơn ba người có thể cùng nhận một giải Nobel mặc dầu điều này chưa bao giờ xảy ra. Điều lệ của Tổ chức Nobel được sửa đổi vào năm 1968, hạn chế chỉ có 3 người đồng nhận một giải thưởng. Trong trường hợp đó, mỗi người có thể nhận 1/3 khoản tiền hoặc 2 người có thể chia nhau 50% số tiền thưởng trong khi người thứ ba nhận 50% còn lại. Thỉnh thoảng một giải Nobel bị giữ lại cho tới năm sau. Nếu chưa được trao, số tiền thưởng sẽ được trả lại quỹ. Do vậy, hai giải thưởng cùng loại (chẳng hạn 2 giải vật lý) có thể được trao trong một năm.

Từ chối giải thưởng Nobel


Nhà văn Jean-Paul Sartre (1905-1980), người duy nhất từ chối nhận giải Nobel Văn học

Nếu một giải thưởng bị từ chối hoặc không được chấp nhận trước một thời điểm nhất định, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. Trong quá khứ, đã có trường hợp người giành giải từ chối nhận phần thưởng và chính phủ cấm công dân nước họ nhận thưởng. Khi đó, bên cạnh tên của người nhận giải trong danh sách những người giành giải Nobel sẽ có dòng chữ ""từ chối nhận giải"".

Động cơ dẫn tới hành động từ chối nhận giải Nobel có thể khác nhau song lý do thực sự chủ yếu là áp lực bên ngoài. Chẳng hạn vào năm 1937, Adolf Hitler cấm người Đức nhận giải Nobel trong tương lai bởi ông ta tức giận khi Giải Nobel Hoà bình 1935 được trao cho nhà báo chống phát xít Carl von Ossietzky. Vào thời điểm đó, Carl von Ossietzky là tù chính trị tại Đức. Trong một số trường hợp, người từ chối giải thích và chỉ nhận huy chương vàng cùng với bằng khen. Giải Nobel vật lý, hoá học, tâm lý học hoặc y học ít gây tranh cãi nhất. Do bản chất, Nobel văn học và hoà bình gây tranh cãi nhiều nhất. Cho tới nay, giải Nobel không được trao vào năm 1940, 1941 và 1942. Giải Nobel văn học không được trao vào năm 1914, 1918 và 1943.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Đăng ngày: 23/01/2025
Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch! 

Đăng ngày: 22/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News