Câu chuyện nghẹt thở đằng sau bức ảnh bầy báo gêpa bơi trong nước lũ, liệu chúng có thành công?

Một bức ảnh ấn tượng chụp cảnh bầy báo gêpa, loài có tốc độ chạy nước rút trên cạn nhanh nhất thế giới, đang vật lộn để bơi qua một con sông chảy siết sau lũ ở Kenya.

Nhóm báo gêpa đực đang vượt sông Talek trong Khu bảo tồn Quốc gia Maasai Mara để tiếp cận các bãi săn mồi tốt hơn. Bức ảnh là một trong những bài dự thi được đánh giá cao trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã năm 2021.

Câu chuyện nghẹt thở đằng sau bức ảnh bầy báo gêpa bơi trong nước lũ, liệu chúng có thành công?
Bức ảnh có tên "The Great Swim" và thuộc triển lãm Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã của năm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.

Christopherlini de Soyza, một nhân viên ngân hàng đầu tư và một nhiếp ảnh gia nghiệp dư, đã chụp bức ảnh này trong chuyến đi đến Kenya vào tháng 1 năm 2020 khi cùng chồng và một hướng dẫn viên Maasai, sau khi dành vài giờ để xem những con báo đang lưỡng lự trên bờ sông. Đột nhiên, con báo đầu đàn nhảy xuống nước, và những con còn lại theo sau.

"Tôi không thể tin vào mắt mình", de Soyza nói. "Tôi thực sự không nhớ đã bấm chụp ảnh. Tất cả những gì tôi nhớ là đã hét lên, 'Ôi trời ơi, chúng làm gì vậy? Chúng sẽ chết mất!'"

Báo gêpa (Acinonyx yangatus) là những loài có khả năng bơi lội rất tốt, nhưng giống như nhiều loài mèo khác, chúng có thể do dự khi xuống nước. Theo de Soyza, con sông trong bức ảnh này đang chảy siết sau trận mưa lớn và lũ lụt, nhưng báo gêpa cần phải vượt qua để đến phần lãnh thổ rộng lớn hơn, nơi có nhiều con mồi hơn. Cô chụp bức ảnh khi những con báo gêpa bơi vào phần sóng mạnh nhất của dòng sông.

"Tôi có cảm giác như con báo gêpa đầu đàn đang nói chuyện với mình", de Soyza nói. "Nó đang nhìn thẳng vào tôi, vì vậy có cảm giác như nó đang nói, 'Bỏ máy ảnh xuống và giúp tôi với’". Con sông cuốn trôi bầy báo khoảng 100 mét về phía hạ lưu, nhưng chúng đã vượt qua thành công.

Bốn con báo gêpa trong bức ảnh là một phần của nhóm năm con đực được gọi là "Tano Bora", có nghĩa là "nhóm năm vĩ đại" trong tiếng Maasai hoặc Maa, ngôn ngữ mẹ đẻ của người Maasai. Con báo thứ năm sợ nước nhất và cố gắng bơi đằng sau những con khác. Nó biến mất dưới nước từ 15 đến 20 giây, theo de Soyza, cô sợ con báo đã chết đuối cho đến khi nó xuất hiện trở lại và bơi đến nơi an toàn.

"Khi cả năm con báo vượt qua, chúng tôi đã ăn mừng", de Soyza nói. "Chúng tôi ôm nhau, rơm rớm nước mắt hạnh phúc và sau đó, những con báo đốm chạy thẳng lên thảo nguyên và bắt đầu săn mồi."

Câu chuyện nghẹt thở đằng sau bức ảnh bầy báo gêpa bơi trong nước lũ, liệu chúng có thành công?
Báo săn (báo gêpa) là loài chạy có tốc độ chạy nước rút trên cạn nhanh nhất thế giới.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), những con báo cái thường sống đơn độc trừ khi chúng đang nuôi con, nhưng những con đực có thể sống thành những nhóm nhỏ gồm hai đến ba anh em hoặc những con đực không có quan hệ huyết thống, được gọi là "liên minh". Liên minh năm thành viên như Tano Bora là một nhóm lớn bất thường. Theo de Soyza, kể từ khi bức ảnh được chụp, một trong những con báo đã rời khỏi liên minh.

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (đơn vị tổ chức cuộc thi Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã), trong những tuần trước chuyến đi Kenya của de Soyza, nơi này đã chứng kiến lượng mưa trái mùa không ngừng, có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu, điều này đã gây ra đợt lũ lụt tồi tệ nhất theo trí nhớ của những người lớn tuổi địa phương.

Những con báo gêpa này đã không bơi ngược trở lại trong những ngày sau đó và de Soyza đã chứng kiến chúng săn thành công một con linh dương đầu bò hai ngày sau.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đàn cá sấu gọi tranh nhau gọi bạn tình, náo loạn cả công viên Australia

Đàn cá sấu gọi tranh nhau gọi bạn tình, náo loạn cả công viên Australia

Tiếng những con cá sấu ve vãn gọi bạn tình làm náo động Công viên Động vật bò sát Australia ở Somersby, New South Wales.

Đăng ngày: 16/09/2021
Hàng nghìn con chim chết bí ẩn, xác nằm la liệt trong nghĩa trang

Hàng nghìn con chim chết bí ẩn, xác nằm la liệt trong nghĩa trang

Xác hàng nghìn con chim nằm la liệt trong một nghĩa trang ở Bali, Indonesia sau trận mưa lớn hôm 9/9 tạo nên cảnh tượng đáng sợ.

Đăng ngày: 16/09/2021
Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái dất?

Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái dất?

Trong khi chúng ta cứ ngước lên vũ trụ để tìm dấu hiệu của sinh vật hành tinh khác, thì hóa ra, có thể chim cánh cụt chính là đối tượng mà chúng ta muốn tìm.

Đăng ngày: 16/09/2021
Choáng váng với hàm răng kỳ dị của loài hải cẩu ăn cua

Choáng váng với hàm răng kỳ dị của loài hải cẩu ăn cua

Hải cẩu ăn cua (crabeater seals) là loài vật phân bố xung quanh Nam Cực với kích thước dài hơn 2m.

Đăng ngày: 15/09/2021
Những sự thật lạ lùng về các loài động vật mà bạn không hề hay biết!

Những sự thật lạ lùng về các loài động vật mà bạn không hề hay biết!

Trong suốt nhiều thập kỷ nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã thành công rực rỡ trong việc nghiên cứu sự tiến hóa.

Đăng ngày: 15/09/2021
Đàn gặm nhấm lớn nhất thế giới biết sử dụng vạch kẻ để đi bộ qua đường như con người

Đàn gặm nhấm lớn nhất thế giới biết sử dụng vạch kẻ để đi bộ qua đường như con người

Cùng là chuột, nhưng chuột lang nước khác hẳn người họ hàng xấu xa, bẩn thỉu của chúng.

Đăng ngày: 15/09/2021
Ngư dân bắt

Ngư dân bắt "thủy quái" siêu to khổng lồ ở hồ Tuyên Quang

Ông Lý Thanh Quý, dân tộc Dao ở xã Thổ Bình (Lâm Bình) đến giờ vẫn còn nguyên cảm xúc phấn khích khi kéo lưới và phát hiện con cá.

Đăng ngày: 15/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News