"Cầu lửa Halloween" mạnh dần trên bầu trời, có thể đạt đỉnh đêm nay

Đêm Halloween vừa qua do không có mặt trăng nên nhiều người đã được chiêm ngưỡng màn trình diễn của sao Kim, sao Mộc, sao Thổ và thỉnh thoảng là một quả cầu lửa Halloween - thật ra chính là mưa sao băng Taurids.

Mưa sao băng Taurids thường nhỏ hơn nhiều so với các trận mưa sao băng khác, đêm "cực đỉnh" cũng chỉ có vài ngôi sao băng mỗi giờ, nhưng lại là mưa sao băng kéo dài nhất: trên 2 tháng, trong khi các trận mưa sao băng lớn lại chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Cầu lửa Halloween mạnh dần trên bầu trời, có thể đạt đỉnh đêm nay
Vị trí xuất hiện mưa sao băng Nam Taurids (Southern Taurids) và Bắc Taurids (Northern Taurids) - (Ảnh: Astronomy Now).

Thật ra có tới 2 trận mưa sao băng Taurids. Đầu tiên là mưa sao băng Nam Taurids, diễn ra từ ngày 10-9, kéo dài đến tận 20-11. Theo Earthsky, "đỉnh" của mưa sao băng Nam Taurids năm nay được đa số các nhà thiên văn dự đoán là khoảng ngày 5-6 tháng 11. Tuy nhiên Tổ chức Sao Băng Quốc tế lại cho rằng nó đã diễn ra vào ngày 10-10, trong khi Hiệp hội Sao Băng Mỹ (ÁM) thì khẳng định nó sẽ đạt đỉnh ngày 2-3 tháng 11.

Thật ra khá khó xác định đêm đỉnh của mưa sao băng Taurids bởi nó quá thưa và độ chênh lệch về số lượng sao giữa các đêm không lớn như các trận mưa sao băng khác.

Trong khi đó, mưa sao băng Bắc Taurids sẽ rơi từ ngày 20-10 đến 10-12, thời gian đạt đỉnh dự kiến là đêm 11-12 tháng 11.

Theo Inverse, nguồn gốc của mưa sao băng Taurids được cho là sao chổi 2P/Enke, xảy ra khi Trái đất đi qua chiếc đuôi đá bụi mà nó để lại. Tuy nhiên vùng đá bụi này bị tác động từ Sao Mộc khổng lồ làm xáo trộn, tách đôi nên mới có Nam Taurids và Bắc Taurids xuất hiện gần nhau, chênh nhau một chút về thời gian lẫn khoảng cách.

Do đều hiển thị trên bầu trời vào cuối tháng 10, nên mưa sao băng Taurids còn được gọi là "cầu lửa Halloween". Để tìm chúng, hãy hướng mắt về chòm sao Taurus (Kim Ngưu).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rùng mình thứ có thể nuốt chửng Trái đất ngay trong Hệ Mặt trời

Rùng mình thứ có thể nuốt chửng Trái đất ngay trong Hệ Mặt trời

Quái vật màu đỏ của sao Mộc có thể sâu hơn 480 km và thừa sức nuốt gọn Trái đất.

Đăng ngày: 02/11/2021
Phát hiện một hành tinh bị mất toàn bộ bầu khí quyển sau một va chạm thiên thạch cực lớn

Phát hiện một hành tinh bị mất toàn bộ bầu khí quyển sau một va chạm thiên thạch cực lớn

Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên phát hiện ra một hành tinh bị mất toàn bộ bầu khí quyển sau một vụ va chạm thiên thạch cực kỳ lớn.

Đăng ngày: 01/11/2021
Bão mặt trời tốc độ 4 triệu km/h đổ bộ Trái đất

Bão mặt trời tốc độ 4 triệu km/h đổ bộ Trái đất

Vệ tinh của NASA ghi lại khoảnh khắc bão mặt trời bùng phát dữ dội, khiến cực quang trên Trái Đất trở nên rực rỡ hơn vào đúng dịp Halloween.

Đăng ngày: 01/11/2021
Hình ảnh Trái đất nhìn từ cực nam Mặt trăng

Hình ảnh Trái đất nhìn từ cực nam Mặt trăng

NASA hy vọng các phi hành gia có thể tận mắt quan sát Trái đất từ vùng cực của Mặt trăng vào cuối thập kỷ 2020.

Đăng ngày: 01/11/2021
Ý tưởng độc đáo chiến thắng cuộc thi về thức ăn trong không gian của NASA

Ý tưởng độc đáo chiến thắng cuộc thi về thức ăn trong không gian của NASA

Bít tết in 3D, protein từ côn trùng, nấm là một số ý tưởng độc đáo trong những người chiến thắng cuộc thi về thực phẩm trong không gian của NASA.

Đăng ngày: 31/10/2021
NASA dự kiến có chuyến bay không người lái lên Mặt trăng đầu tiên vào năm 2022

NASA dự kiến có chuyến bay không người lái lên Mặt trăng đầu tiên vào năm 2022

NASA cho hay đã hoàn thành quá trình đưa tàu Orion lên hệ thống phóng tàu không gian SLS và dự kiến sẽ có chuyến bay không người lái lên mặt trăng đầu tiên vào năm 2022.

Đăng ngày: 31/10/2021
Tin xấu về

Tin xấu về "tín hiệu ngoài hành tinh" từ nơi cách Trái đất 4,2 năm ánh sáng

Các nhà khoa học vừa đưa ra câu trả lời cuối cùng về tín hiệu từng khuấy động giới thiên văn vào năm 2019 từ hệ sao Proxima Centauri, nơi sở hữu một hành tinh được cho là có sự sống.

Đăng ngày: 29/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News