Cầu vồng kép xuất hiện tại Mỹ
Sau khi một cơn bão tan, cầu vồng kép tuyệt đẹp hiện ra tại Mỹ và một người dân đã chụp được cảnh tượng đó.
Cầu vồng kép tại bang Wyoming, Mỹ vào ngày 1/9. (Ảnh: Livescience)
Jonmikel Pardo, một người đàn ông tại thành phố Lander, bang Wyoming, Mỹ thấy cầu vồng kép hiện ra vào ngày 1/9, nhưng mãi tới hôm 17/9 các báo mới đăng hình ảnh mà anh chụp.
"Hôm ấy những đám mây tan đúng lúc mặt trời chuẩn bị mọc phía sau những dãy núi. Khoảng trống trên bầu trời đủ lớn để cầu vồng xuất hiện với màu sắc rực rỡ", Pardo kể với Livescience.
"Nguyên liệu" để tạo nên cầu vồng bao gồm ánh sáng mặt trời và những giọt mưa. Khi tia sáng mặt trời gặp những giọt nước trong không khí, chúng sẽ bị bẻ cong (khúc xạ) hoặc dội ngược trở lại (phản xạ). Trong quá trình đó ánh sáng bị tán xạ thành 7 màu cơ bản. Phần lớn ánh sáng thoát ra ngoài và tập trung thành một vòng cung ở phía đối diện với mặt trời. Đó là cầu vồng bậc một. Màu sắc của cầu vồng sắp xếp lần lượt theo thứ tự: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Song một phần ánh sáng lại bị bẻ cong thêm một lần nữa trong giọt nước, tạo nên cầu vồng bậc hai khi thoát ra ngoài.
Nếu ánh sáng bị bẻ cong ba hoặc bốn lần, cầu vồng bậc ba hoặc bốn sẽ xuất hiện. Nhưng sau mỗi lần phản chiếu, ánh sáng trở nên yếu hơn và cầu vồng cũng mờ hơn. Vì thế con người hay thấy cầu vồng bậc một và bậc hai, song hiếm khi thấy cầu vồng bậc ba và bậc bốn.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
