Cầu vồng ngược hay ảo ảnh "trêu ngươi" người xem của tạo hóa?

Cầu vồng ngược được nhà thiên văn học kiêm giáo viên tiểu học người Ý Marcella Giulia Pace phát hiện khi mặt trời chuẩn bị lặn trên bầu trời ngày 24/2.

NASA mới đây đã chia sẻ một tấm ảnh tuyệt đẹp, chụp lại một cầu vồng ngược, hay còn gọi là "vòng cung hình tròn", xuất hiện phía trên một cây cọ ở Sicily - vùng hành chính tự trị của Ý. Theo NASA, cầu vồng đặc biệt này là một thí dụ điển hình về khái niệm "quầng băng", hay sản phẩm của sự khúc xạ và phản xạ đồng thời diễn ra bên trong các tinh thể băng hình lục giác trên mặt phẳng.


Cầu vồng ngược xuất hiện phía trên cây cọ ở Sicily. (Ảnh: NASA).

Theo lý giải, chúng không phải là cầu vồng thực sự, nhưng được tạo ra bởi một quá trình tương tự. Cụ thể, trong khi cầu vồng là kết quả của sự phản xạ và làm lệch hướng ánh sáng mặt trời khi đi qua những hạt mưa, thì cầu vồng ngược và quầng sáng tương tự là kết quả của sự lệch hướng ánh sáng khi chúng đi qua các tinh thể băng lơ lửng trên cao trong bầu khí quyển.

Các tinh thể băng này có thể xuất hiện ở nhiều hình dạng và có hướng di chuyển khác nhau. Trong đó, mỗi hình dạng lại dẫn đến một dạng vòng cung hoặc vầng hào quang với kiểu hiển thị khác nhau.

Hiện tượng thú vị với cầu vồng ngược được nhà thiên văn học kiêm giáo viên tiểu học người Ý, Marcella Giulia Pace, 47 tuổi, phát hiện khi mặt trời chuẩn bị lặn trên bầu trời ngày 24/2 vừa qua.

Marcella gắn kèm chú thích, cho rằng hiện tượng độc đáo này có thể đã xuất hiện "vô số lần" trên bầu trời, nhưng dễ dàng bị bỏ qua vì chúng ta quá bận rộn cúi mặt vào chiếc điện thoại, hay tất bật với những công việc thường nhật.

Nhiều địa phương gọi hiện tượng này là "cầu vồng cười", do màu sắc của nó bị đảo ngược so với các loại cầu vồng phổ biến mà chúng ta thường quan sát thấy, và có hình dạng giống như một nụ cười.

"Trong tất cả các hiện tượng có vầng hào quang, đây là trường hợp có màu sắc sống động và tươi tắn nhất. Như bạn có thể thấy trong bức ảnh, nó thậm chí còn sống động hơn cả những cầu vồng thông thường", NASA chú thích trong bài viết được đăng tải.

Tấm ảnh được NASA lựa chọn làm "Hình ảnh Thiên văn trong ngày".

Cầu vồng được hình thành thế nào?

Cầu vồng là một vòng cung nhiều màu, được định nghĩa là hiện tượng tán sắc của ánh sáng Mặt Trời khi chúng khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.

Theo đó, ánh sáng đi vào giọt nước bị khúc xạ và hướng của nó bị thay đổi. Sau đó, ánh sáng đó phản chiếu ra mặt sau của giọt nước.

Khi ánh sáng phản xạ này rời khỏi giọt nước, nó lại bị khúc xạ ở nhiều góc độ, dẫn tới sự thay đổi màu sắc.

Quang phổ mà chúng ta nhìn thấy bao gồm ánh sáng có nhiều bước sóng khác nhau. Trong đó, màu đỏ có bước sóng dài nhất và màu tím là bước sóng ngắn nhất.

Do ánh sáng của mỗi bước sóng bị phản xạ ở một góc khác nhau, dẫn tới quang phổ bị tách ra, tạo nên cầu vồng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News