"Cầu vồng ngược" hiếm có trên bầu trời

Bầu trời nước Anh bỗng sáng rực với nụ cười bảy sắc cầu vồng rực rỡ. "Cầu vồng ngược" này thực ra không phải là cầu vồng.  Thay vì được tạo ra bởi các hạt mưa, đây là kết quả của một hiện tượng hiếm gặp của bầu khí quyển bên ngoài Bắc cực và Nam cực.

Bình thường cầu vồng được tạo ra khi ánh sáng xuyên qua các hạt mưa và chiếu ra phía bên kia mà không thay đổi hướng, thì "nụ cười lung linh" này được hình thành khi ánh sáng chiếu qua muôn triệu tinh thể băng bé xíu trong lớp mây mỏng.

Do các tinh thể ở dạng dẹt và có 6 cạnh, chúng chuyển hướng ánh sáng và tạo ra một đường cong ngược, gọi là vòng cung thiên đỉnh. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mặt trời ở thấp, khoảng dưới 32 độ tính từ đường chân trời. 

"Cầu vồng ngược" trên bầu trời nước Anh. (Ảnh: National Pictures)

Đường cong có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, và hiện thoáng qua trên bầu trời, bởi mây thường trôi rất nhanh.

Nigel Blackwell, điều hành một doanh nghiệp tại Copthorne, gần Crawley, đã chụp được cảnh tượng ngoạn mục này vào tháng 2 năm nay. Hôm qua, ông cho biết: "Đó là một buổi sáng thứ bảy và con trai tôi đang rửa xe thì nhìn thấy nó. Cu cậu rất ngạc nhiên và gọi tôi ra xem. Tôi đã lấy máy ảnh và chụp hình. 'Nụ cười' xuất hiện trên bầu trời trong khoảng 5 phút rồi tự nhiên biến mất".

"Ấn tượng đầu tiên của tôi là nó là một cầu vồng ngược, nhưng hôm đó là một ngày nắng trong. Thật thú vị khi nhìn thấy bầu trời đang mỉm cười với mình".

Chuyên gia khí tượng học John Hammond nhận định: "Đây là một ví dụ tuyệt vời về vòng cung thiên đỉnh. Thật hiếm khi bắt gặp hiện tượng rõ rệt đến vậy".

"Ngoài việc xuất hiện tại nơi thích hợp và vào đúng thời điểm, mặt trời và mây cần phải tạo ra một góc sao cho vòng cung có thể hiện rõ như vậy ở phía dưới".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News