Cây biến đổi gene giảm ô nhiễm tương đương 30 máy lọc khí
Công ty khởi nghiệp Neoplants ở Paris biến đổi gene cây trầu bà để hoạt động với hiệu suất ngang 30 máy lọc khí, giúp giảm ô nhiễm trong nhà.
Neoplants biến đổi gene cả cây trầu bà (Epipremnum aureum) và hệ vi sinh vật gắn liền với rễ của nó để tạo ra Neo P1, một máy lọc khí cực mạnh, Interesting Engineering hôm 12/11 đưa tin. Hiện nay, công ty đã đưa loại cây mới ra thị trường, hứa hẹn cách mạng hóa ngành công nghiệp lọc khí.
Cây trầu bà biến đổi gene. (Ảnh: Neoplants)
Theo Patrick Torbey, nhà sinh vật học phân tử kiêm giám đốc kỹ thuật ở Neoplants, cho biết sau đại dịch, mọi người quan tâm nhiều hơn đến thành phần không khí mà họ hít thở. Một trong những đặc điểm chính của Neo P1 là không cần điện nên không gây ô nhiễm.
Phát minh mới có tiềm năng loại bỏ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) mà máy lọc khí thông thường không thể xử lý. Đó là vì những hợp chất này nhỏ đến mức không thể thu thập bằng phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, cây trồng được thiết kế để hút, hấp thụ và chuyển hóa ngay cả các hạt nhỏ nhất. Neo P1 hoạt động như vậy dưới hình dáng của một trong những loại cây trồng phổ biến nhất.
Tuy nhiên, quá trình tạo ra Neo P1 không hề dễ dàng. Cây trầu bà chưa có bản đồ hệ gene. Do đó, đội ngũ nghiên cứu ở Neoplants bắt đầu công việc này. Cả quá trình kéo dài 4 năm. Cuối cùng, các kỹ sư đã tạo ra một loại cây có thể chuyển hóa 4 chất gây ô nhiễm mạnh trong nhà, bao gồm formaldehyde và toluene, thậm chí hấp thụ một số loại VOC.
Nhóm kỹ sư không dừng lại ở đó. Họ cũng thí nghiệm với vi sinh vật sống trong rễ cây, thêm gene từ vi khuẩn extremophile phát triển tốt trong môi trường khắc nghiệt bằng cách tiêu thụ hóa chất độc hại. Thay đổi trên giúp tăng đáng kể khả năng chuyển hóa chất gây ô nhiễm của cây.
Để đáp ứng các tiêu chuẩn của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), các kỹ sư tránh thí nghiệm trên một số đoạn của hệ gene thúc đẩy cây sống sót trong tự nhiên. "Chúng tôi không cung cấp lợi thế chọn lọc cho cây. Chúng tôi không làm nó mọc nhanh hơn và tăng khả năng kháng thuốc trừ sâu của nó", Torbey cho biết.
Hiện nay, công ty tập trung vào biến đổi các loài cây khác để đáp ứng nhiều sở thích khác nhau. Họ cũng đang tìm cách giảm giá cây lọc khí biến đổi gene. Năm 2018, nhóm nghiên cứu ở Đại học Washington cũng biến đổi cây trầu bà để loại bỏ chloroform và benzene trong không khí xung quanh. Tại thời điểm đó, công nghệ này được đánh giá là mang tính cách mạng.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
