Cây biết phát tín hiệu cầu cứu

Khi bị tổn thương bởi nấm hay vi khuẩn có hại, lá cây có thể "gọi điện thoại" cho rễ để yêu cầu trợ giúp. Sau khi nhận được tín hiệu, rễ sẽ tiết ra một axit có tác dụng thu hút vi khuẩn có lợi.

"Thực vật thông minh hơn chúng ta tưởng. Khi cây bị nấm hay vi khuẩn có hại tấn công, rễ của chúng luôn biết cách tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài", Harsh Bais, chuyên gia về thực vật và đất của Đại học Delaware (Mỹ), cho biết.

Để tìm hiểu vấn đề này, Harsh Bais và cộng sự theo dõi lá của Arabidopsis thaliana - một loài hoa nhỏ. Khi bị vi khuẩn Pseudomonas syringae tấn công, hoạt động trao đổi chất của chúng giảm đáng kể.

Tuy nhiên, nhờ có một loại vi khuẩn mang tên Bacillus subtilis, rễ của cây vẫn khỏe mạnh. 

Ảnh phóng to của rễ cây Arabidopsis thaliana. Lớp màng bảo vệ do vi khuẩn Bacillus subtilis tạo ra được đánh dấu bằng màu xanh lục. Ảnh: Livescience.


Nông dân thường đưa Bacillus subtilis vào đất để tăng khả năng chống chịu bệnh tật của cây. Vi khuẩn này tạo ra một màng có các đặc tính chống vi khuẩn quanh rễ cây.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các công cụ đặc biệt để theo dõi quá trình phát tín hiệu cầu cứu từ lá xuống rễ của cây. Họ nhận thấy, sau khi nhận được tín hiệu, rễ phản ứng bằng cách tiết ra axit malic - một hóa chất giàu carbon.

Theo Harsh Bais, tất cả thực vật đều có khả năng tự tổng hợp axit malic, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong những điều kiện và mục đích nhất định. Trong các thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy rễ của Arabidopsis thaliana tiết ra axit để thu hút vi khuẩn Bacillus subtilis.

Harsh Bais và cộng sự sẽ tiến hành tìm hiểu bản chất của tín hiệu mà lá gửi xuống rễ khi cây bị tấn công.
Từ khóa liên quan:

sinh học

thực vật

cây

rễ cây

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News