Cây cần sa có chất hoạt tính cannabinoid là do nhiễm một loài virus cổ xưa

Theo một nhóm nghiên cứu quốc tế, cây cần sa nhận được các gene mã hóa protein để tổng hợp các các chất hoạt tính cannabinoid từ loài virus cổ xưa, đã thâm nhập vào ADN của cây và ở đó cho đến nay.

Theo tạp chí Genome Research, cây cần sa nhận được các gene mã hóa protein để tổng hợp các các chất hoạt tính cannabinoid từ loài virus đã thâm nhập vào ADN của cây và ở đó mãi mãi. Cây cần sa chứa hàng chục chất hoạt tính nhưng chất hoạt tính chính là tetrahydrocannabinol (THC) kích thích sự ngon miệng, ngừa nôn, giảm đau và đương nhiên là chất kích thích thần kinh.

Cây cần sa có chất hoạt tính cannabinoid là do nhiễm một loài virus cổ xưa
Cây cần sa Cannabis sativa.

Ngoài ra, còn chất hoạt tính tương tự là cannabidiol (CBD), không là chất kích thích thần kinh, nhưng lại giúp xoa dịu tâm trạng lo lắng. Điều lý thú là khả năng tổng hợp những chất này của tổ tiên của cây cần sa hiện đại đã nhận được từ virus.

Một nhóm nghiên cứu gồm Tim Hughes ở Đại học Toronto, Canada và Harm van Bakel ở Bệnh viện Mount Sinai, New York, đã tiến hành nghiên cứu bộ gien của loài cây Cannabis sativa. Ngay từ năm 2011, giáo sư Tim Hughes đã phác thảo bộ gien cây cần sa này nhưng nay mới xác định chính xác một số gene riêng lẻ trong ADN và một số đoạn không được mã hóa. Nhờ vậy, các nhà khoa học đã xác định được một gien chưa từng biết trước đó mã hóa một protein tổng hợp một chất hoạt tính cannabinoid nữa của cây cần sa là cannabichromen (CBC).

Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học kết luận rằng giống như các trường hợp xảy ra trong tự nhiên, rõ ràng là hàng triệu năm trước, cây cần sa bị nhiễm một loại virus đã đưa vào bộ gene của cây các gene mã hóa protein để tổng hợp các các chất hoạt tính cannabinoid. Khả năng này hóa ra có ích cho cây và theo thời gian, cây bắt đầu sử dụng nó một cách chủ động, giúp nó tổng hợp các cannabinoid khác nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài nấm nhìn thì hiền khô nhưng lại là loài ăn thịt và săn mồi theo cách tàn bạo bậc nhất

Loài nấm nhìn thì hiền khô nhưng lại là loài ăn thịt và săn mồi theo cách tàn bạo bậc nhất

Bề ngoài, nấm sò chẳng có vẻ gì là nguy hiểm cả. Nó còn là một loài nấm ăn được nữa. Tuy nhiên, ẩn sau dáng vẻ hiền lành ấy lại là một thợ săn mồi khôn ngoan và tàn bạo bậc nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 05/12/2018
Tìm ra cách khôi phục côn trùng và đàn ong thụ phấn hoa

Tìm ra cách khôi phục côn trùng và đàn ong thụ phấn hoa

Theo The Guardian, để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài côn trùng thụ phấn, một số quốc gia áp đặt lệnh cấm thuốc trừ sâu, nhưng cách tiếp cận này là không có lợi cho nông dân.

Đăng ngày: 05/12/2018
Trùm công nghệ ra tay... diệt muỗi

Trùm công nghệ ra tay... diệt muỗi

Các nhà nghiên cứu ở Thung lũng Silicon đang triển khai chương trình diệt muỗi quy mô lớn ở hạt Fresno thuộc bang California - Mỹ bằng cách thả khoảng 80.000 "con muỗi chiến binh" ra môi trường.

Đăng ngày: 04/12/2018
Loài cây có độc gây chết người mọc nhiều ở Việt Nam

Loài cây có độc gây chết người mọc nhiều ở Việt Nam

Cây mắt mèo còn có nhiều tên gọi khác như cây mai dương, trinh nữ nâu hay trinh nữ đầm lầy. Loài cây này có họ hàng với cây trinh nữ mọc rất nhiều ở Việt Nam.

Đăng ngày: 03/12/2018
Bạn có biết cây trồng trong nhà di chuyển như thế nào trong một ngày không?

Bạn có biết cây trồng trong nhà di chuyển như thế nào trong một ngày không?

Cây trồng cũng giống như con người, ban ngày thì vươn ra ngoài đón ánh bình minh và buổi tối thì thu mình lại để ngủ. Có thể bạn sẽ không tin sau khi xem đoạn video time-lapse sau, bạn sẽ rõ.

Đăng ngày: 02/12/2018
Kinh dị loài ong biến con mồi thành

Kinh dị loài ong biến con mồi thành "xác sống"

Loài ong ký sinh sở hữu năng lực "rợn người" này thuộc chi Zatypota, được các nhà nghiên cứu phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon ở Ecuador.

Đăng ngày: 01/12/2018
Rừng Amazon đang bị hủy diệt với tốc độ chưa từng thấy trong 10 năm qua

Rừng Amazon đang bị hủy diệt với tốc độ chưa từng thấy trong 10 năm qua

Theo số liệu do Bộ Môi trường Brazil cung cấp mới đây, tốc độ cây rừng bị tàn phá trong năm 2018 đã cao hơn đến 72% so với cùng kỳ năm 2004.

Đăng ngày: 28/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News