Cây càphê chè mang nhiều lợi nhuận cho người dân
Hiện nay, người dân tại tỉnh Tây Nguyên đã phát triển cây càphê chè, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhờ phát triển loại cây này, nhiều hộ dân ở Tây Nguyên đã có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)
Từ năm 1985, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nhập giống càphê chè Catimor F4 từ Cu Ba về trồng. Giống càphê này dễ trồng, kháng được bệnh rỉ sắt, thích ứng với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Trong điều kiện chăm bón bình thường, đúng quy trình kỹ thuật, năng suất đạt bình quân 2 tấn nhân/ha. Với điều kiện thâm canh cao tại Viện đã đạt năng suất 5 tấn nhân/ha.
Phát triển cây càphê Catimor ở Việt Nam, tạo cơ cấu với tỷ lệ sản phẩm phù hợp giữa các loại càphê vối (Rubosta) và càphê chè, nhằm đa dạng hóa phản phẩm xuất khẩu.
Xác định được loại càphê Catimor là giống tốt nhất trong tất cả các giống càphê chè trồng ở Việt Nam, thời gian qua Viện đã cung cấp giống cho nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Hiện nay, cả nước trồng được 26.000ha càphê Catimor. Trong đó, tỉnh Sơn La trồng được trên 3.000ha, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phát triển hàng ngàn hecta và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Công ty cao su Krông Buk (Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ) đóng trên địa bàn huyện Krông Năng (Đắk Lắk) trồng xen 1.000 ha cao su với càphê Catimor. Mỗi năm, công ty thu được từ 8.000 đến gần 1.200 tấn càphê nhân, thu lợi nhuận hàng chục tỷ đồng.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè
Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.
