Cây cối cũng hành xử như con người

Các nhà khoa học phát hiện, cây cối cũng có hàng loạt hành vi ứng xử giống như con người. Tạp chí New Scientist thống kê rằng, một số loài thực vật có thể lựa chọn bạn tình để tránh giao phối "cận huyết", số khác biết cầu cứu khi bị tấn công và thậm chí có thể giả vờ đau yếu để tránh sự dòm ngó của kẻ thù.

Kén chọn bạn tình

Nhiều loài thực vật tránh nhận phấn hoa từ các loài khác bằng cách hình thành những mối quan hệ đặc biệt với các loài thụ phấn đặc thù, chẳng hạn như chim, kiến ​​và côn trùng. Tuy nhiên, cây thuốc lá (thuộc họ Solanaceae) thậm chí còn "kén cá chọn canh" hơn. Hệ thống tự xác định sự không tương thích của loài thực vật này cho phép chúng từ chối phấn hoa của những loài họ hàng gần gũi do việc giao phối "cận huyết" sẽ dẫn tới sự ra đời của các cây lai cùng dòng yếu ớt hơn. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác cơ chế này hoạt động như thế nào.

Mỹ nhân kế

Để tăng khả năng thụ phấn, cây lan ruồi (Ophrys insectifera) đã dùng mẹo nhử các con ruồi đực vào giao phối với nó. Ngoài việc tạo dáng trông giống như một con côn trùng, hoa lan còn tỏa ra một mùi hương tương tự như các kích thích tố sinh dục của ruồi cái. Khi một con ruồi đực sa bẫy, cố gắng để giao phối với hoa, nó đã vô tình thụ phấn cho cây phong lan.

Giả vờ "nhà đã có chủ"

Cây chanh dây hay còn gọi là chanh leo (Passiflora) sử dụng thủ thuật đánh lừa để ngăn chặn các con bướm Heliconius đẻ trứng trên lá của nó. Hành động này xuất phát từ thực tế rằng trứng của bướm Heliconius khi nở thành sâu có thể tàn phá nặng nề hoặc thậm chí giết chết cả cây chanh dây. Cơ chế phòng vệ tinh vi của loài thực vật này bao gồm việc sản sinh ra các phần phụ gọi là lá kèm, trông giống như những quả trứng bướm trưởng thành. Thủ thuật đánh lừa này hiệu quả vì để cung cấp cho con cái cơ hội sống sót tốt nhất, loài bướm có xu hướng tránh đẻ trứng của chúng trên một chiếc lá đã xuất hiện những quả trứng khác.

Vờ đau yếu

Cây tai voi (Caladium steudneriifolium) dễ trở thành mục tiêu phá hoại của các ấu trùng bướm đêm. Một khi nở ra, sâu bướm sẽ ăn mòn lá cây theo cách riêng của chúng. Để ngăn chặn điều này, cây tai voi có thể giả vờ đau yếu, biểu hiện bằng các vạch đốm màu trắng trên lá của nó (ảnh phải), tương tự như vết bị sâu bướm ăn (ảnh trái). Do có thói quen chỉ thích khai thác cây khỏe mạnh nên những con sâu bướm sẽ đẻ trứng ở nơi khác.

Bẽn lẽn

Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ (Phaseolus lunatus) luôn né tránh bất kỳ sự tương tác vật lý nào từ bên ngoài. Chỉ cần một cái chạm nhẹ cũng khiến những chiếc lá giống như lá dương xỉ nhỏ của loài cây này ngay lập tức co gấp lại với nhau, làm toàn bộ cuống lá sụp xuống. Cử động cảm ứng va chạm này được cho là một cơ chế tự vệ. Lá cây sẽ dần dần trở lại bình thường sau chừng nửa giờ, khi nguy cơ đã qua.

Cầu viện

Cây đậu lima (Phaseolus lunatus) đối phó với các cuộc tấn công bằng cách gọi vào những vệ sĩ của chúng. Khi bị các con nhện ve thuộc họ Tetranychidae tập kích, loài thực vật này sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra một hỗn hợp hóa chất nhằm thu hút các con bọ săn mồi tới đánh chén số nhện ve không mời mà đến.

Cảnh báo hàng xóm

Khi các lá của cây ngải đắng (Artemisia tridentata) bị côn trùng cắt tỉa và phá hoại, chúng sẽ tiết ra một chất hóa học cảnh báo nguy hiểm cho các hàng xóm. Những cây thuốc lá gần đó sẽ nhận tín hiệu cảnh báo và đối phó bằng cách giải phóng các hóa chất của riêng chúng để ngăn chặn côn trùng tấn công.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News