Cây cối cứu địa cầu khỏi họa đóng băng

Loài người và mọi sinh vật sống đều mang ơn thực vật, bởi nhờ chúng mà trái đất không bị bao phủ bởi băng trong suốt 26 triệu năm qua.

Khoảng 50 triệu năm trước, trái đất là một quả cầu nóng, hai cực của nó không có băng. Sau đó, nồng độ CO2 trong bầu khí quyển giảm và nhiệt độ trái đất bắt đầu hạ xuống. Sự trỗi dậy của hai dãy núi Himalaya và Andes cách đây chừng 24 triệu năm khiến khí quyển mất thêm một lượng CO2 khổng lồ. Tình trạng này khiến quá trình giảm nhiệt của địa cầu diễn ra nhanh hơn. 

Khi các dãy núi nhô cao, đá vỡ tan và lăn xuống các vùng đất xung quanh núi. Nhờ có cây mà chúng nằm cố định trong đất. Dần dần đá ban đầu bị phân hủy thành nhiều chất khoáng. Sau đó những chất khoáng ấy kết hợp với CO2

(Ảnh: Jim Ryce / Rex Features)
trong không khí để tạo thành đá vôi (với thành phần chủ yếu là CaCO3) và nhiều loại đá khác. 

Nhưng khi nồng độ CO2 trong không khí tụt xuống một mức nhất định thì đột nhiên quá trình giảm nhiệt độ dừng lại. Một tác nhân nào đó khiến CO2 không mất đi nữa. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học của Đại học Yale (Mỹ) đã phát hiện ra vị cứu tinh của muôn loài. Đó là thực vật.

Nhóm chuyên gia của Đại học Yale sử dụng những mô hình máy tính để mô phỏng quá trình trên. Họ nhận thấy, khi nồng độ CO2 trong khí quyển giảm khoảng 0,02%, hoạt động quang hợp ở thực vật bắt đầu giảm. Để tiếp tục tồn tại, cây ngăn cản đá biến thành các hợp chất carbonat. Do không biến thành chất khoáng, đá gốc không thể lấy CO2 để tạo thành đá vôi. Sau một thời gian lượng CO2 trong không khí tăng trở lại.

“Nồng độ CO2 trong khí quyển cứ giảm rồi lại tăng trong suốt 20 triệu năm qua. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn trái đất rơi vào trạng thái đóng băng. Mãi đến khi loài người bước vào thời đại công nghiệp thì lượng CO2 trong khí quyển mới tăng liên tục.”, Ken Caldeira, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News