Cây cối lớn nhanh nhờ hiệu ứng nhà kính
Thực vật đang phát triển với tốc độ nhanh hơn do lượng carbon dioxide trong không khí ngày càng tăng. Tình trạng này có thể giúp con người có thêm thời gian trong cuộc chiến chống thay đổi khí hậu.
![]() |
Ảnh: Telegraph. |
Giới chuyên gia sinh học nhận thấy hiện tượng lớn nhanh xuất hiện ở nhiều hệ thực vật, từ rừng nhiệt đới cho tới củ cải đường. Cây sinh trưởng bằng cách lấy CO2 từ không khí và dùng tia nắng để biến nó thành các protein và đường.
Kể từ năm 1750, nồng độ CO2 trong không khí đã tăng từ 278 phần triệu lên hơn 380 phần triệu. Tình trạng này giúp thực vật có thêm nhiều CO2 để tăng trưởng nhanh hơn.
Các nhà khoa học của Đại học Leeds (Anh) đã đo chu vi của 70.000 cây tại 10 nước châu Phi và so sánh chúng với dữ liệu tương tự trong một nghiên cứu từ 4 thập kỷ trước. Kết quả cho thấy, tính trung bình thì tất cả cây đều lớn nhanh hơn và mỗi hecta rừng tại châu Phi “nhốt” được thêm 0,6 tấn CO2 so với thập niên 60.
Nếu điều này xảy ra tại tất cả rừng nhiệt đới trên thế giới thì mỗi năm cây cối sẽ giúp triệt tiêu gần 5 tỷ tấn CO2 trong khí quyển. Các nhà khoa học hy vọng rằng sự gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển cũng làm tăng sản lượng của các loại ngũ cốc chính như đậu nành, lúa và ngô.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo chúng ta không nên vui mừng vì phát hiện của Đại học Leeds. Họ chỉ ra rằng mặc dù sự gia tăng CO2 trong không khí khiến cây cối phát triển nhanh hơn, các nhân tố gây thay đổi khí hậu khác như hạn hán, sự tăng nhiệt độ có thể kìm hãm tốc độ sinh trưởng của thực vật.
Fred Pearce, một chuyên gia môi trường của tạp chí New Scientist, nói: “Chúng ta biết rằng rừng chỉ hấp thu một nửa CO2 trong không khí, nửa còn lại do tự nhiên lấy đi. Việc cây cối lớn nhanh hơn không thể thay đổi một thực tế là lượng khí CO2 tăng thêm 2% sau mỗi năm. Phát hiện của Đại học Leeds không giúp chúng ta có thêm thời gian để đối phó với hiệu ứng nhà kính, nhưng nó thôi thúc con người bảo vệ các khu rừng hiện có”.
Giáo sư Martin Parry, giám đốc bộ phận nghiên cứu thực vật tại Viện Rothamsted (Anh), phát biểu: “Mọi chuyên gia đều nhất trí rằng tốc độ sinh trưởng của cây cối tại nhiều nơi trên thế giới tăng lên rõ rệt nhờ sự gia tăng CO2 trong khí quyển. Chỉ có điều loài người giải phóng ra quá nhiều CO2 và thực vật chỉ có thể làm mất đi một phần nhỏ mà thôi”.
Theo ước tính của các nhà khoa học, mỗi năm loài người thải vào khí quyển khoảng 50 tỷ tấn khí CO2.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật
Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.
Đăng ngày: 25/04/2025

Chiêm ngưỡng bông hoa trăm năm mới nở
Một cây họ Dứa cao 12 m trên dãy Andes chỉ nở hoa một lần duy nhất trong suốt thế kỷ.
Đăng ngày: 24/04/2025

Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam
Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.
Đăng ngày: 23/04/2025

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.
Đăng ngày: 19/04/2025

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.
Đăng ngày: 04/04/2025

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
Đăng ngày: 04/04/2025

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...
Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm