Cây cột treo chân không chạm đất kỳ lạ ở ngôi đền Ấn Độ
Trong số hơn 70 cây cột của đền Lepakshi cổ ở Ấn Độ có một cây chân không hề chạm đất và con người có thể đưa các vật như khăn mỏng hay tờ giấy đi qua.
Cây cột treo kỳ lạ ở ngôi đền Ấn Độ
Ngôi đền có từ thế kỷ 16, còn được gọi là Veerabhadra, nằm tại làng Lepakshi, quận Anantapur, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Đền cách thành phố Hindupur 15 km về phía đông và Bangalore 120 km về phía bắc.
Không chỉ cổ, ngôi đền này còn nổi tiếng bởi một kỹ thuật kỳ lạ. Trong số 70 cây cột đá thì có một cột được treo lơ lửng từ trần đền. Chân của cây cột này không hề chạm tới mặt đất do đó mọi người có thể đặt các vật thể mỏng như tờ giấy, tấm khăn xuyên qua.
Những cây cột dược chạm khắc tinh tế ở đền Lepakshi.
Nhiều người cho rằng cây cột này bị dời khỏi vị trí ban đầu một chút khi kỹ sư người Anh cố gắng di chuyển nó. Tuy nhiên, nỗ lực của ông không thành và cũng không đủ để mở tấm màn bí mật của cây cột.
Đền do anh em Viranna và Virupanna xây dựng. Họ là những người có chức cao ở đế chế Vijayanagara, trong suốt thời trị vì của vua Achutaraya.
Lepakshi được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vijayanagara, có nhiều tác phẩm điêu khắc trang nhã của các vị thần, vũ nữ, nhạc công. Ngoài ra, đền còn có hàng trăm tranh vẽ trên các bức tường, cột, trần kể lại những sử thi huyền thoại như Mahabharata, Ramayana và Puranas.
Lepakshi có một bức tranh tường nằm trên trần dài khoảng 7 m mô tả Veerabhadra, thần lửa do thần Shiva sinh ra. Tác phẩm này được công nhận là bức vẽ trên tường lớn nhất tại Ấn Độ. Phía trước đền Lepakshi là con bò đực Nandi của thần Shiva, được chạm khắc từ một tảng đá lớn. Nandi là một trong những tác phẩm khắc đá có kích thước lớn nhất thế giới.
Du khách thử đặt tấm khăn đỏ qua chân cột treo.
Làng Lepakshi có một vị trí quan trọng trong Ramayana - bộ sử thi huyền thoại của người Ấn Độ. Tương truyền con chim Jatayu - một người bạn cũ của Dasharatha (bố vua Rama, đất Ayodhya) bị vua Ravana, đất Lanka làm thương và ngã tại đây sau một trận đánh. Vị hoàng đế đã bắt nàng Sita, vợ của vua Rama. Khi Rama đến nơi thì thấy con chim và nói với nó rằng: "Le Pakshi" - nghĩa là "hồi sinh đi chim" theo tiếng Telegu.

Khi nào nên thắp sáng cây thông mùa Noel?
Cây thông Noel có tự bao giờ? Khi nào người ta bắt đầu trang trí cây thông Noel, và khi nào thì nên dỡ bỏ? Đây là những điều không phải ai cũng biết.

Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường
Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.
