Cấy gene "tử thần" để tiêu diệt loài muỗi
Các sinh viên thuộc Đại học Ben Gurion (miền Nam Israel) đã phát triển một phương pháp sinh học, sử dụng vi khuẩn biến đổi gene để tiêu diệt loài muỗi.
Muỗi mang virus có thể truyền cho con người các bệnh có tỷ lệ tử vong cao, như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt Zika, sốt vàng, chikungunya, sốt Tây sông Nile và viêm não Nhật Bản.
Sinh viên đã tạo ra các gene của các vi khuẩn "gây chết chóc" và cấy vào muỗi đực sau đó thả chúng ra môi trường bên ngoài.
Các sinh viên thuộc Đại học Ben Gurion đã nỗ lực tìm cách hạn chế sự phát triển dân số của loài côn trùng vốn sinh sôi từ những ao tù hay vũng nước đọng, và đặc biệt là những nơi các phương pháp kiểm soát dịch bệnh hiện tại khó tiếp cận.
Trong nghiên cứu này, các sinh viên đã tạo ra các gene của các vi khuẩn "gây chết chóc" và cấy các gene "tử thần" này vào muỗi đực, rồi thả muỗi ra môi trường bên ngoài. Những vi khuẩn này sau đó sẽ lây sang muỗi cái và do tính chất biến đổi gene, chúng cũng truyền sang cho các ấu trùng muỗi. Những ấu trùng muỗi nhiễm virus sẽ chết ngay lập tức vì tác động của vi khuẩn.
Các sinh viên đã lựa chọn chỉ cấy vi khuẩn vào muỗi đực, vì hầu hết các nước trên thế giới cấm thả muỗi cái vào môi trường tự nhiên do chúng có thể gây ra những vết đốt nguy hiểm đối với con người.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những ấu trùng khỏe mạnh của muỗi đã nở ra, sau đó ăn thịt những ấu trùng đã chết bị nhiễm vi khuẩn, theo đó chúng cũng tự nhiễm vi khuẩn mà chết.
Các thí nghiệm trên đã các sinh viên thực hiện đối với muỗi Aedes Aegypti và vi khuẩn BTI - loại vi khuẩn đặc biệt có thể tiết ra một loại độc tố chỉ giết chết ấu trùng muỗi.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
