Cấy ghép ăng ten không dây để theo dõi chứng phình động mạch não
Các nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học British Columbia (UBC), Canada, đã cấy ghép một ăng-ten không dây (làm bằng bạch kim) ở dưới da, để theo dõi mức độ tập trung máu và nhận diện các trường hợp điều trị cấy ghép bị thất bại (trong điều trị chứng phình động mạch não).
Kết quả của nghiên cứu này sẽ được đăng tải trên tạp chí "Biosensors and Bioelectronics".
"Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn mới để giám sát chứng phình động mạch não và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã cho kết quả khả quan", theo phó giáo sư Kenichi Takahata, làm việc tại Phân Khoa Kỹ thuật điện và máy tính, Đại học British Columbia (UBC), Canada.
"Đây là phương pháp phát hiện bệnh sớm, ít xâm lấn hơn, chính xác hơn các phương pháp hiện hành mà các bệnh nhân có thể được hướng dẫn sử dụng tại nhà để tiện theo dõi thường xuyên", theo Takahata, người đứng đầu nghiên cứu này.
"Chúng tôi sẽ chế tạo thiết bị ăng-ten không dây (làm bằng bạch kim) nguyên mẫu trong vòng 2-3 năm tới", theo tiến sĩ thực tập Abdolreza Rashidi Mohammadi.
"Chứng phình động mạch não xảy ra khi: các vị trí kết nối giữa các động mạch mang dưỡng chất đến các tế bào não bắt đầu phồng lên và tạo thành túi phình động mạch. Nếu động mạch bị vỡ xuất huyết có thể gây tai biến mạch não hoặc tử vong. Tạo một "nút chặn" để chặn dòng máu chảy đến các điểm yếu (các vị trí kết nối giữa các động mạch) của động mạch, bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn các cuộn dây vi mô làm bằng bạch kim vào vị trí túi phình", theo các nhà nghiên cứu.
Hiện nay, cách thức duy nhất để kiểm tra chứng phình động mạch não là bệnh nhân phải tiếp xúc với tia X-quang liều cao thông qua việc chụp ảnh cắt lớp hoặc chụp X quang mạch máu, với thủ tục xâm lấn bao gồm ống thông và tiêm thuốc nhuộm để làm nổi bật động mạch não.
Chứng phình động mạch có thể xảy ra trong bất kỳ mạch máu nào trong cơ thể và thường không thể được phát hiện trừ khi chỗ phình vỡ hoặc rò rỉ. Khoảng 33.000 người dân Bắc Mỹ bị vỡ động mạch mỗi năm, dẫn đến đột quỵ, tỷ lệ tử vong là 60% (phân nửa trong số 40% những người sống sót bị tàn tật vĩnh viễn).

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương
Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.
