Cây thùa nở hoa lần đầu sau 57 năm
Loài cây khổng lồ có đài hoa mọc cao 4,5 mét nở lần đầu tiên và duy nhất sau khi bắt những thợ làm vườn chờ hơn nửa thế kỷ.
Cây thùa lần đầu ra hoa. (Ảnh: BBC).
Đài hoa của cây thùa mọc hồi tháng 6 trong vườn bách thảo của Đại học Cambridge và vươn cao gần chạm nóc nhà kính. Các nhân viên làm vườn không biết chắc cây này thuộc loài nào nhưng suy đoán đó là cây Agave vivipara dựa vào hình dáng hoa. Theo họ, những bông hoa có mùi giống bông cải xanh và không đẹp như mong đợi.
Nhân viên ở vườn bách thảo chăm sóc cây thùa từ năm 1962. Khi đài hoa trông giống như một cây măng tây đồ sộ mọc cao với tốc độ khoảng 10cm/ngày, họ lo sợ nó có thể chọc vào trần nhà kính nên đã dỡ các tấm kính để cây phát triển. Họ cũng cho rằng cây sẽ ra hoa sau đó hai tuần. Tuy nhiên, trái với dự đoán, cây thùa ngừng mọc khi chỉ kém trần 0,5 mét và mãi tới đêm 9/9 mới ra hoa.
Đài hoa của cây thùa mọc cao vút. (Ảnh: BBC).
Tiến sĩ Ángela Cano, trợ lý quản lý vườn, nhận định cây thùa thuộc loài Agave vivipara nhưng phải chờ cây ra quả mới có thể kết luận chắc chắn. "Những bông hoa của cây có vẻ không đẹp như kỳ vọng bởi cánh hoa chẳng có màu gì. Trong tự nhiên, cây thụ phấn thu hút ong bướm bằng cấu trúc hoa, màu vàng của nhị hoa, mùi thơm giống súp lơ xanh của bông hoa và lượng mật dồi dào mà cây sản sinh", tiến sĩ Cano giải thích.
Cây thùa có thể mất tới 100 năm để ra hoa. Đây là cảnh tượng rất hiếm gặp, một phần do loài cây này ít được trồng trong vườn. Cây thùa là cây chỉ ra quả một lần, có nghĩa chúng sẽ chết sau khi nở hoa và ra hạt. Các nhân viên vườn bách thảo đoán cây sẽ nở hoa trong khoảng một tháng rồi chết.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
