Cây trinh nữ có trí thông minh khác thường

Khả năng ghi nhớ tuyệt vời thường được cho là đặc tính của loài voi, nhưng các nhà khoa học phát hiện, cây cối cũng có thể nhận biết và ghi nhớ, dù không được trời phú cho bộ não.

Các nhà khoa học tuyên bố, cây trinh nữ hay còn gọi nôm na là cây xấu hổ, danh pháp khoa học Mimosa pudica, đã tự nhận biết được rằng, những giọt nước rơi xuống là vô hại và sẽ ghi nhớ điều này nhiều tuần sau đó. Kết quả nghiên cứu hé lộ, kinh nghiệm đã dạy cây cối học được cách sống sót và có thể khiến giới khoa học phải nhìn nhận thực vật theo một cách mới.

Kết luận trên được rút ra khi các chuyên gia thuộc Đại học Tây Australia và giáo sư Stefano Mancuso thuộc Đại học Florence (Italia) nghiên cứu cây trinh nữ, loài thực vật sẽ co xếp những cánh lá lại khi bị đụng chạm tới để bảo vệ bản thân trước kẻ thù. Họ phát hiện, hành động này không đơn giản chỉ là một phản xạ tự nhiên.

Cây trinh nữ có trí thông minh khác thường
Cây trinh nữ sẽ co khép cánh lá lại khi bị chạm vào. (Ảnh: Word Press)

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của cây trinh nữ, trong cả điều kiện môi trường ánh sáng cao và thấp, bằng cách nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại lên cây để xem phản ứng. Loài thực vật kỳ lạ này đã ngưng co cụm lá khi biết được rằng, nước không đe dọa sự sinh tồn của chúng và không gây ra bất kỳ tổn hại nào.

Theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Oecologia, dù không có bộ não, cây trinh nữ vẫn có khả năng tạo lập hành vi học hỏi được trong vài giây và như ở động vật, quá trình nhận biết, học hỏi sẽ nhanh hơn ở điều kiện ánh sáng thấp.

Các nhà khoa học vẫn chưa rõ cơ chế học hỏi và ghi nhớ của cây, nhưng họ nhận định, đó có thể do mạng lưới phát tín hiệu dựa vào canxi trong các tế bào của chúng. Quá trình này được cho là theo cách nào đó tương tự như quá trình ghi nhớ ở động vật.

Tiến sĩ Monica Gagliano, người đứng đầu nghiên cứu trên, mới đây cũng cho công bố một công trình phát hiện, cây cối cũng có thể "trò chuyện" bằng tiếng động.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, những khám phá của họ đã thay đổi về cơ bản cách con người nhìn nhận về thực vật và các ranh giới giữa thực vật và động vật, kể cả định nghĩa về việc học hỏi như là một thuộc tính đặc biệt đối với các sinh vật có hệ thống thần kinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News