Cha đẻ của Boeing 747 qua đời

Joe Sutter - người đứng đầu nhóm kỹ sư phát triển "nữ hoàng bầu trời" 747 hồi thập niên 60 vừa qua đời ở tuổi 95.

CEO mảng máy bay thương mại của Boeing - Ray Conner đã gọi Sutter là "một trong những gã khổng lồ của ngành hàng không". "Nhóm của ông ấy, cùng hàng nghìn nhân viên Boeing tham gia dự án đó, được gọi là "những người phi thường" vì đã tạo ra máy bay lớn nhất thế giới thời bấy giờ, trong thời gian kỷ lục - 29 tháng từ khi hình thành ý tưởng đến giới thiệu sản phẩm. Đến nay, đây vẫn là một thành tựu rất đáng kinh ngạc", ông cho biết.

Cha đẻ của Boeing 747 qua đời
Joe Sutter cùng các kỹ sư và công nhân Boeing đã biến Boeing 747 từ ý tưởng trở thành thực tế trong thời gian kỷ lục. (Ảnh: Boeing).

Được mệnh danh "nữ hoàng của bầu trời", 747 từ lâu vẫn là phương tiện chuyên chở được ưa chuộng. Conner cho rằng nó đã "mở ra giai đoạn bay quốc tế với giá phải chăng và giúp kết nối cả thế giới".

747 có chuyến bay thương mại đầu tiên năm 1970. Và đến nay, hơn 1.500 chiếc đã xuất xưởng.

Sutter còn tham gia vào nhiều dự án máy bay khác của Boeing, như Dash 80, Boeing 707 và 737. Tuy nhiên, 747 mới chính là sản phẩm "đã giúp ông có chỗ đứng trong lịch sử", thông cáo của Boeing cho biết.

Sau khi nghỉ hưu, Sutter vẫn tiếp tục làm cố vấn cho Boeing. "Khi đó, tóc ông ấy đã bạc trắng rồi. Đi đứng cũng không còn nhanh nhẹn nữa. Nhưng ông ấy vẫn có đôi mắt tinh tường, bộ não nhanh nhạy và đam mê cống hiến cho ngành hàng không", Conner cho biết.

Cha đẻ của Boeing 747 qua đời
Những năm cuối đời, Sutter vẫn tâm huyết với "con đẻ" Boeing 747 của mình. (Ảnh: Boeing).

Sutter qua đời đúng thời điểm tương lai của 747 bấp bênh hơn bao giờ hết. Vài năm gần đây, nhu cầu 747 giảm dần, do các hãng bay chuyển dần sang phi cơ hai động cơ, kích cỡ nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí nhiên liệu.

Tháng trước, Boeing đã cảnh báo có thể ngừng sản xuất máy bay này, nếu số đơn hàng không tăng lên. Trước đó, họ cũng thông báo giảm số lượng 747 được sản xuất hằng năm, từ 12 chiếc xuống 6 chiếc, bắt đầu từ tháng 9 này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về theo dõi và công bố thông tin tri thức vừa công bố danh sách 3.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016

Đăng ngày: 22/11/2016
Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Phi hành gia Peggy Whitson thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất trong lịch sử từng có mặt bên ngoài bầu khí quyển trái đất rạng sáng 18/11 (giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 21/11/2016
Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Đa số những cô bé cậu bé 15 tuổi dù tò mò đến mấy nhưng cũng không hề ước mơ và thực sự thực hiện ước mơ sẽ đặt chân lên một hành tinh khác, nhưng cô bé Alyssa Carson lại không như vậy

Đăng ngày: 18/11/2016
Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

GS. Võ Quý cùng những người bạn phải leo núi suốt hai ngày liền mới đến được bộ tộc được cho là hậu duệ còn sót lại của nền văn minh cổ nhất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/11/2016
Những phát minh làm rạng danh người Việt

Những phát minh làm rạng danh người Việt

Người Việt ở khắp nơi trên thế giới luôn mang lại niềm tự hào cho dân tộc bằng nhiều phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn với nhân loại.

Đăng ngày: 02/11/2016
Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Vừa tròn 26 tuổi với 15 công bố quốc tế ISI, Trần Quốc Quân có lẽ đang giữ kỷ lục của Việt Nam về số công bố quốc tế ở độ tuổi của mình.

Đăng ngày: 31/10/2016
Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Ngoại trừ Marie Curie, bạn có thể kể thêm được bao nhiêu cái tên của các nữ khoa học khác? Cùng điểm lại một vài nhà khoa học nữ ít được biết đến, đã có công góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học thế giới cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 21/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News