Chặn thảm họa dầu tràn bằng nam châm

Các nhà khoa học tại Mỹ đã tìm ra phương pháp tách dầu khỏi nước bằng nam châm, một kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm.

Dầu tràn có thể gây ra những tác động khủng khiếp tới hệ sinh thái biển. Vì vậy việc nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại trong sự cố dầu tràn là vô cùng quan trọng.

Các biện pháp xử lý dầu tràn bao gồm: xử lý sinh học, đốt dầu trên biển, sử dụng các chất phân hủy dầu và vớt dầu. Tuy nhiên, các phương pháp thường cần nhiều thời gian (có thể mất vài tuần) và rất tốn kém. Vì thế các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển kỹ thuật tách dầu và nước bằng phương pháp từ tính và kỹ thuật này có thể được sử dụng để làm sạch các vết dầu loang, ENN đưa tin.


Thảm họa tràn dầu ở Mexico

Kỹ thuật mới sẽ giúp thu gom dầu loang và đưa đến một nhà máy lọc dầu để tái chế. Markus Zahn, một giáo sư tại MIT cho biết: “Sau khi thảm họa tràn dầu BP xảy ra 2 năm trước ở vịnh Mexico, tôi đã nghĩ rằng nếu dầu nhiễm từ tính, chúng ta sẽ có thể hút dầu bằng với nam châm mạnh và tách dầu ra khỏi nước”.

Zahn và các đồng nghiệp đã trộn các hạt nano kim loại màu không thấm nước với dầu và dùng nam châm để tách dầu ra khỏi nước. Sau đó, các hạt nano được loại bỏ ra khỏi dầu bằng phương pháp từ tính. Khi sự cố tràn dầu xảy ra, phần lớn lượng dầu sẽ chìm xuống và lan rộng do tác động của dòng nước. Sóng biển mạnh cũng khiến cho việc xử lý dầu tràn khó khăn hơn bởi dầu bị phân tán và lan rộng hơn. Tuy nhiên, khi con người trộn các hạt nano nhiễm từ vào dầu, các hạt nano sẽ bám chặt vào các phân tử dầu và giúp máy móc tách chúng ra khỏi nước.

Shahriar Khushrushahi, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nhờ nam châm, chúng ta có thể tách dầu ra khỏi nước rất nhanh vì lực hút từ tính mạnh hơn rất nhiều so với độ kết dính giữa nước và dầu. Chúng ta thực sự có thể thực hiện quá trình này nhanh hơn và liên tục mà không cần tốn công sức”.

Thiết kế và quy trình thực hiện của kỹ thuật này đều khá đơn giản. Giới phân tích nhận định nghiên cứu của MIT thực sự mang lại lợi ích bởi dầu tràn đã xảy ra trên quy mô lớn, nhất là trên các đại dương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News