Chất thải bô xít Hungary đe dọa ô nhiễm diện rộng
Chất độc từ kho chứa chất thải bô xít ở Hungary đã giết chết toàn bộ cá trên một dòng sông, trong khi nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì vụ tràn bùn đỏ.
>>> Bùn độc tràn tới sông dài thứ hai của châu Âu
>>> Vỡ hồ chứa chất thải, Hungary ban bố tình trạng khẩn cấp

Bọt trắng nổi trên đoạn sông Raba tại thị trấn Gyor, Hungary hôm 7/10 sau khi bùn đỏ tràn tới dòng sông này. Thảm họa bùn đỏ xảy ra khi bể chứa cặn lắng của quá trình luyện bô xít của một nhà máy địa phương bị vỡ, khiến dòng bùn đỏ ồ ạt chảy xuống các làng mạc lân cận, gây ngập lụt nhà cửa và hủy hoại môi trường. Ảnh: AFP.

Xác cá trôi trên sông Marcal tại Hungary hôm 7/10 sau khi bùn độc tràn xuống sông. Người phát ngôn của lực lượng cứu hộ Hungary cho biết, toàn bộ cá của sông Marcal đã chết bởi chất độc. Ảnh: AFP.

1,1 triệu m3 bùn đã đỏ tràn xuống các thị trấn và làng mạc xung quanh. 4 người dân trong làng Kolontar tử vong vì bùn độc. Kolontar là nơi mà sông Torna hợp lưu với sông Marcal.
“Mọi sinh vật sống trong sông Marcal bị hủy diệt bởi nồng độ kiềm trong nước quá cao. Mọi con cá đều chết và chúng tôi cũng không thể cứu được hệ thực vật”, Tibor Dobson, chỉ huy lực lượng cứu hộ địa phương, phát biểu với hãng thông tấn MTI.
Trong ảnh Những xác cá được vớt trên sông. Ảnh: AFP.

Sông Marcal là một nhánh của sông Raab và sông Raab chảy vào Danube – dòng sông dài thứ hai của châu Âu. Chất độc tới sông Danube vào trưa qua. Công nhân dọn bùn tại làng Kolontar ở phía tây Hungary vào ngày 7/10. Ảnh: AP.

Bôxit là một loại quặng nhôm trầm tích có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Chất thải từ bôxit chứa nhiều kim loại nặng cực độc. Trong ảnh, một chiếc xe hơi trong làng bị bùn cuốn trôi. Ảnh: AP.

Lính cứu hỏa vứt đồ đạc hỏng của người dân trong làng Kolontar ngày 7/10. Ảnh: AP.

Quang cảnh thị trấn Devecser - cách thủ đô Budapest của Hungary khoảng 164 km về phía tây nam - sau khi bùn đỏ tràn vào. Ảnh: AP.

Ông Gbor Figeczky, quyền giám đốc điều hành của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) tại Hungary, cảnh báo rằng sau khi tràn xuống sông Danube, chất thải bôxít có thể gây nên tác hại có quy mô quốc tế.
“Một số loài động vật và thực vật chết ngay lập tức, một số loài khác sẽ bị nhiễm độc trong thời gian dài do bùn độc tích tụ trong cơ thể chúng”, ông nói. Ảnh: AP.

Những chiếc ô tô bị bùn phá hủy được chất lên nhau tại thị trấn Devecser. Ảnh: AP.

Một máy đào đổ thạch cao công nghiệp xuống sông Marcal hôm 7/10 để làm đông đặc bùn đỏ. Ảnh: AFP.

Lính cứu hỏa phun thạch cao công nghiệp xuống sông Marcal. Ảnh: AFP.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
