Châu Á đối mặt nguy cơ di cư ồ ạt
Hàng chục triệu người châu Á sẽ phải bỏ nhà bởi những tác động do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây nên, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo.
Nhân viên cứu hộ và người tình nguyện giúp một cụ già chạy lũ tại tỉnh Davao del Sur,
Philippines hôm 18/1. Ảnh: AP.
AFP dẫn một dự thảo báo cáo của ADB, mang tên "Biến đổi khí hậu và sự di cư ở châu Á - Thái Bình Dương", cho hay, nếu các chính phủ không chuẩn bị cho việc quản lý hoạt động di cư ồ ạt ngay từ bây giờ, châu Á sẽ đối mặt với hàng loạt khủng hoảng nhân đạo trong vài thập kỷ tới. Người dân có thể di cư trong nước hoặc xuyên biên giới.
Báo cáo cho rằng, hiện tại các chính phủ tại châu Á đã nhận thức được rằng những biến đổi thời tiết do tình trạng trái đất ấm lên gây ra. Tuy nhiên, phần lớn chính phủ chưa vạch ra những chính sách và cơ chế để ngăn chặn tác động của biến đổi thời tiết đối với dân số.
"Rõ ràng châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Những tác động này bao gồm sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, dịch chuyển mùa mưa, sự gia tăng sức mạnh của các cơn bão nhiệt đới, tần suất xuất hiện của lũ", báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo của ADB được soạn thảo trong bối cảnh các trận lụt đang hoành hành ở nhiều nơi thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Australia là một trong những quốc gia hứng chịu lũ và bão trong vài tuần gần đây. Năm ngoái, vài triệu người phải sơ tán vì thiên tai tại Philippines và Sri Lanka trong năm 2010.
"Châu Á và Thái Bình Dương dễ bị tổn thương bởi nguy cơ môi trường lớn và mật độ dân số cao. Do đó, hiện tượng thay đổi dân số tại châu lục này sẽ diễn ra với quy mô lớn chưa từng thấy trong vài thập kỷ tới", báo cáo khẳng định.
Trung tâm Nghiên cứu Bệnh dịch (CRED) tại Bỉ thông báo 89% trong số 207 triệu người hứng chịu tác động của thiên tai năm ngoái sống tại châu Á.
"Nhiều chính phủ chưa sẵn sàng đối phó với những nguy cơ do hiện tượng di cư ồ ạt gây nên. Đó là lý do ADB soạn thảo báo cáo này. Chúng ta chưa có cơ chế phối hợp quốc tế để kiểm soát hoạt động di cư do biến đổi khí hậu. Các nhà hoạch định chính sách nên hành động ngay bây giờ", ông Bart Edes, một quan chức cấp cao của ADB, phát biểu.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
