Châu Á nỗ lực xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần

Theo Wall Street Journal, hai trận động đất lớn tại châu Á ngày 11-8 cho thấy các nước khu vực vẫn phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng những hệ thống cảnh báo khẩn cấp hiệu quả nhằm tránh lặp lại thảm kịch sóng thần tháng 12-2004.

Trận động đất 6,5 độ Richter ngoài khơi bờ biển phía nam Nhật Bản và cơn địa chấn 7,6 độ Richter gần quần đảo Andaman, Ấn Độ đều không gây ra sóng thần. Tuy nhiên, người dân một số vùng ở Đông Nam Á đã phải di tản để đề phòng thảm họa. Ở làng Ban Nam Khem trên bờ biển phía tây Thái Lan, 400 người đã được di tản đến tầng cao của một trường học địa phương sau khi lãnh đạo làng nhận được tin nhắn cảnh báo sóng thần từ Trung tâm cảnh báo thảm họa quốc gia Thái Lan. Chính quyền Thái cũng sử dụng 76 tòa tháp dựng ở sáu tỉnh dọc bờ biển Ấn Độ Dương để phát tin nhắn báo động. 

Châu Á nỗ lực xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần

Ngư dân thành phố Chennai miền nam Ấn Độ không dám ra khơi ngày 11-8 do lo sợ sóng thần - (Ảnh: Reuters)

Wall Street Journal cho biết chính quyền Thái Lan, Indonesia, Sri Lanka và Ấn Độ, bốn quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất trong thảm họa sóng thần tháng 12-2004, đang nỗ lực cải thiện khả năng phát hiện sóng thần sớm để có thêm thời gian di tản người dân khi thảm họa xảy ra. Hiện khu vực châu Á vẫn đang dựa vào Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương của Mỹ đặt tại Hawaii. Kể từ năm 2004, trung tâm này đã theo dõi các hoạt động địa chấn tại Ấn Độ Dương và gửi cảnh báo cho gần 30 nước trong khu vực mỗi khi sóng thần có thể xảy ra.

y ban Hải dương học liên chính phủ (IOC) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng đang thành lập Trung tâm cảnh báo sóng thần Ấn Độ Dương với khả năng gửi cảnh báo nhanh và chi tiết hơn cho các nước khu vực. Cho đến nay, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan đều tỏ ý muốn đóng vai trò nước chủ nhà của trung tâm này, và cũng đã đầu tư đáng kể vào các hệ thống theo dõi hoạt động địa chấn trên biển. Vào tháng 10 tới, lần đầu tiên các quốc gia này sẽ tổ chức một cuộc diễn tập phản ứng với thảm họa sóng thần nhằm thử nghiệm các hệ thống đã được thiết lập.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News