Châu Á-TBD dùng nhiều chất phá hoại tầng ozone
Ngày 13/4, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nhấn mạnh châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới các hóa chất phá hoại tầng ozone (HCFC).
>>> Xuất hiện lỗ thủng ozone tại Bắc Cực
Báo cáo của UNEP nêu rõ, châu Á - Thái Bình Dương sản xuất tới 85% và tiêu thụ 74% lượng HCFC được sản xuất và tiêu thụ trên toàn cầu, trong đó Trung Quốc là nước sản xuất, tiêu thụ và cung cấp HCFC lớn nhất thế giới, bất chấp Nghị định thư Montreal về việc loại bỏ dần các HCFC để bảo vệ tầng ozone đã có hiệu lực quốc tế.
Trung Quốc sản xuất hầu hết các thiết bị tủ lạnh, điều hòa không khí, thông gió và sưởi ấm, đồng thời cũng là nước có lượng sử dụng HCFC tăng nhanh nhất thế giới.
Lỗ hổng tầng ozone
Nghị định thư Montreal là cơ hội để ngành công nghiệp tủ lạnh và điều hòa không khí áp dụng công nghệ mới hiệu quả năng lượng, thân thiện với môi trường và tầng ozone.
UNEP nhấn mạnh, sự tuân thủ của các nước, nhất là đối với các mục tiêu giảm dần mức độ sử dụng tiến tới ngừng sử dụng và tìm các hóa chất khác thay thế HCFC theo Nghị định thư Montreal, quyết định thành công hay thất bại của hiệp định môi trường quốc tế này.
Các nước đang phát triển tham gia tiến trình này với mục tiêu không tăng lượng sử dụng HCFC từ ngày 1/1/2013 và giảm 10% lượng sử dụng HCFC vào năm 2015.
Tháng 7/2011, Ban lãnh đạo Ủy ban đa phương thực hiện Nghị định thư Montreal đã cấp không hoàn lại cho Trung Quốc 265 triệu USD để thực hiện giai đoạn đầu tiên của Kế hoạch giảm dần lượng HCFC của nước này. Theo đó, vào năm 2015, Trung Quốc sẽ phải giảm tiêu thụ 3.320 tấn HCFC - chiếm 17% tổng lượng HCFC mà nước này hiện sử dụng.
Hội nghị các quan chức cấp cao các chính phủ, các chuyên gia công nghiệp và thương mại quốc tế hiện đang thảo luận tại Bắc Kinh cách lựa chọn hóa chất và công nghệ để thay thế các HCFC bắt đầu từ 1/1/2013 trong chương trình của Triển lãm quốc tế lần thứ 23 về tủ lạnh, điều hòa không khí, thiết bị thông gió và sưởi ấm, các quy trình chế biến, đóng gói, lưu kho thực phẩm.
Đây là Triển lãm lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương và là một trong ba triển lãm có ảnh hưởng nhất thế giới về các thiết bị sử dụng HCFC trên thế giới. Hơn 1.000 nhà triển lãm từ hơn 30 nước cùng hơn 45.000 chuyên gia và người mua đến từ hơn 100 nước đã tham gia triển lãm này.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
