Châu Âu chuẩn bị luật cho cuộc cách mạng robot công nhân
Nghị viện châu Âu (EP) chuẩn bị bàn việc đưa ra các qui định về người máy (robot) bước đầu tiên để tiến tới tạo dựng một bộ luật châu Âu về lĩnh vực này và dự báo rằng việc áp dụng cơ chế thu nhập cơ bản toàn dân là rất cần thiết trước các vận động mới của thị trường lao động.
Theo phóng viên tại Brussels, EP đang xem xét một dự thảo nghị quyết nhằm đưa ra các yêu cầu cho Ủy ban châu Âu để cơ quan này xây dựng một khuôn khổ pháp lý trong việc sử dụng người máy cho mục đích dân sự. Khi văn bản do ủy ban xây dựng được thông qua, một bộ luật châu Âu đầu tiên về người máy sẽ được ra đời. Ngoài những vấn đề đạo đức, trách nhiệm và các mối nguy hiểm khác có thể đe dọa con người, các nghị sĩ châu Âu sẽ phải phân tích những tiềm năng thay đổi khi thực hiện tự động hóa tổng thể lĩnh vực lao động.
Thời gian qua, việc sử dụng robot đã góp phần cách mạng hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất. Ngoài việc sử dụng người máy trong sản xuất công nghiệp, việc sử dụng các phần mềm Chatbots (người máy có thể giao tiếp) tại các tổng đài hay các chương trình được số hóa trong tiếp thị và truyền thông xã hội đang được đánh giá cao.
Đức là nước tiên phong trong lĩnh vực người máy và theo hiệp hội kỹ sư VDMA, thị trường robot của Đức đã ghi nhận con số tăng trưởng là 7% năm 2015 so với năm 2014 với doanh thu kỷ lục là 12,2 tỉ euro. Theo Liên đoàn người máy quốc tế (IFR), thống kê tại Đức cho thấy cứ 10.000 người lao động thì có 301 người máy. Về người máy công nghiệp, Đức luôn đi đầu tại châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới, sau các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Nguy cơ do việc sử dụng robot đem lại đang gây nên nhiều tranh cãi.
Các nghị sĩ châu Âu đang rất lo lắng việc sử dụng đại trà người máy sẽ gây những hậu quả tiêu cực lên thị trường việc làm. Theo dự thảo nghị quyết, một kỷ nguyên mới sẽ được mở ra trong đó người máy hiện đại, thông minh có thể tạo nên một cuộc cách mạng công nghiệp và có nguy cơ ảnh hưởng đến tất cả các tầng lớp xã hội.
Văn bản của Nghị viện châu Âu yêu cầu Hội đồng châu Âu (EC) phải theo dõi chặt chẽ tiến trình chuyển đổi việc làm trong tương lai để xác định rõ số lượng công việc được tạo ra và mất đi khi sử dụng người máy. Nếu tự động hóa được xem như là thủ phạm tiêu diệt việc làm thì dự thảo nghị quyết cần chú ý đến việc xem xét một cách nghiêm túc vấn đề thu nhập toàn dân.
Nguy cơ do việc sử dụng robot đem lại đang gây nên nhiều tranh cãi. Theo chuyên gia kinh doanh Olivier Mendel thì trong mọi trường hợp, sử dụng người máy có nghĩa là sẽ có ít việc làm hơn cho con người. Mục tiêu của việc sử dụng máy móc là thay thế con người và để đảm nhiệm những nhiệm vụ không có sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, sử dụng người máy cũng góp phần tạo ra những việc làm khác so với hiện nay.
Một vài chuyên gia đánh giá báo cáo của Nghị viện là một bước khởi đầu cho việc xây dựng các qui định liên quan đến tự động hóa. Ông Olivier Mendel cho rằng việc châu Âu quan tâm đến vấn đề làm luật về lĩnh vực này là rất tốt đồng thời nhấn mạnh vấn đề cần phải được bàn thảo một cách triệt để tại tất cả các nước thành viên.
Đối với các chuyên gia, vấn đề không chỉ là sử dụng người máy để làm việc mà cách thức xã hội sử dụng chúng để tạo ra hiệu quả cao nhất mới là điều đáng quan tâm. Trong 10 năm nữa, con người có thể chỉ phải làm 4 đến 5 tiếng/ngày.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Robot cứu hộ hình người của NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.
