Châu Âu phóng thành công tên lửa Vega đưa vệ tinh lên quỹ đạo
Tên lửa Vega của châu Âu đưa vệ tinh lên quỹ đạo đã được phóng thành công từ vùng lãnh thổ hải ngoại Guiana của Pháp ở Nam Mỹ.
Tên lửa Vega. (Ảnh minh họa: open4business.com.ua)
Vụ phóng được thực hiện sau nhiều lần trì hoãn do đại dịch Covid-19 cũng như thời tiết không thuận lợi tại bãi phóng ở Guiana cũng như tại một trạm theo dõi đặt ở Hàn Quốc.
Dài khoảng 30m, tên lửa Vega mang theo 53 vệ tinh nhỏ, phần lớn có khối lượng dưới 15kg của các khách hàng đến từ13 nước trên thế giới.
Dự án phát triển tên lửa Vega có kinh phí lên tới 790 triệu euro. Đây là loại tên lửa đẩy nhỏ nhất của tập đoàn Arianespace được phát triển nhằm chiếm thị phần trong thị trường phóng vệ tinh đang bùng nổ với sự góp mặt của các đối thủ sừng sỏ, trong đó phải kể tới tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Vega phù hợp với các nhiệm vụ đưa vệ tinh nghiên cứu khoa học và quan sát Trái đất loại nhỏ lên quỹ đạo.
Vụ phóng thành công đầu tiên của loại tên lửa này được thực hiện vào ngày 13/2/2012. Theo Arianespace, mỗi năm có từ 3 - 4 tên lửa Vega được phóng lên vũ trụ.
Sứ mệnh mới đây nhất của tên lửa Vega vào tháng 7/2019 đã thất bại khi tên lửa gặp trục trặc và rơi xuống biển sau 2 phút rời bệ phóng. Đây là thất bại đầu tiên của tên lửa này sau 14 lần phóng thành công trước đó kể từ khi tên lửa bắt đầu thực hiện sứ mệnh của mình vào năm 2012.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
