Châu Âu sẽ không còn bướm?
Sách Đỏ châu Âu vừa lên tiếng cảnh báo về sự suy giảm đáng kể các loài bướm, bọ cánh cứng và chuồn chuồn tại châu Âu, đồng thời kêu gọi các nước hành động khẩn cấp để cứu chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Nhiều loài bướm hiện gần như đã tuyệt chủng ở châu Âu - Ảnh: PA
Theo Sách Đỏ châu Âu, hiện có gần 1/3 loài bướm ở châu Âu bị suy giảm “dân số” với 9% trong số này gần như tuyệt chủng. Trong số này, loài bướm trắng lớn Madeiran và bướm Macedonian Grayling bị đe dọa nghiêm trọng nhất do bị mất môi trường sống bởi các hoạt động khai thác mỏ của con người.
Không chỉ bướm, nhiều loài chuồn chuồn và bọ cánh cứng aphroxylic cũng có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Hiện gần 11% trong số 431 loài bọ cánh cứng có nguy cơ biến mất tại châu Âu, và 7% trong số chúng bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu, nguyên nhân do chúng bị mất môi trường sống (do hoạt động chặt phá rừng) và do sự suy giảm số cây cối trưởng thành.
Trong khi đó ở “vương quốc” chuồn chuồn, 11 loài hiện gần như đã tuyệt chủng ở châu Âu, 5 loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu…
Các nhà khoa học cảnh báo sự biến mất của các loài này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của hệ sinh thái ở châu Âu, đặc biệt là loài bướm, bởi chúng “giữ vai trò then chốt trong quá trình thụ phấn ở hệ sinh thái mà chúng sống”.
Sách Đỏ châu Âu - do Hội đồng châu Âu tài trợ hoạt động - cho biết các hoạt động bảo tồn thích hợp có thể cứu vãn tương lai các loài này, qua đó "cứu" được hệ sinh thái châu Âu.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
