Châu Âu tiếp tục chống chọi với giá lạnh kéo dài
Bỉ đang trải qua đợt giá lạnh kéo dài nhất trong hơn 70 năm qua. Báo cáo của Cơ quan Khí tượng Bỉ cho biết đợt giá lạnh với nhiệt độ luôn dưới 0 độ C đã bước sang ngày thứ 14 liên tiếp.
Trong ngày 13/2, mọi tuyến đường cao tốc và đường nhỏ tại phần lớn các vùng của Bỉ đều bị ảnh hưởng. Đặc biệt, tại Bruges - địa điểm du lịch nổi tiếng của Bỉ được mệnh danh là "Venice của phương Bắc", các tuyến đường đều được cảnh báo là hết sức nguy hiểm vì trơn trượt.
Kỷ lục về thời gian giá lạnh kéo dài tại Bỉ được xác lập cách đây 71 năm, với đợt giá lạnh liên tục trong khoảng 13-14 ngày hồi tháng 1/1941.
Trong khi đó, tuyết rơi dầy ở Bulgaria sau khi nhiệt độ hạ xuống mức thấp bất thường ngày 13/2 đã làm tê liệt hạ tầng giao thông của nước này và khiến 12.000 ngôi nhà bị mất điện tại miền Tây. Các tuyến đường chính đến thủ đô Sofia ngập trong tuyết và phải mất nhiều giờ để dọn sạch đường sá.
Tuyết rơi dầy cũng làm ảnh hưởng tới giao thông đường sắt và đường không, nhiều chuyến bay đến và đi bị trễ giờ, gây khó khăn cho sinh hoạt và công việc của người dân.
Ngày 13/2, Bộ Y tế Nga cho biết mùa đông lạnh bất thường năm nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 215 người Nga, chủ yếu là những người vô gia cư.
Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia cho biết xứ sở Bạch Dương đang phải trải qua đợt giá lạnh bất thường kéo dài 20 ngày nay với nhiệt độ trung bình thấp hơn 7-14 độ C so với nền nhiệt trung bình thời kỳ này.
Tại thủ đô Mátxcơva, nhiệt độ đã giảm xuống âm 20 độ C chiều 13/2. Trong 24 giờ qua, nhiệt độ thấp nhất đo được ở Nga là âm 52,8 độ C tại Toko ở nước Cộng hòa Sakha, phía Bắc nước này.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
