Châu Phi đủ đất để nuôi cả thế giới

Dân số thế giới tiếp tục tăng lên từng ngày nhưng tình trạng thiếu đất sản xuất lương thực khó có thể xảy ra, bởi nhân loại vẫn còn hàng tỷ hecta đất chưa được khai thác tại châu lục đen.

Đây là tuyên bố của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) trong một báo cáo về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên toàn cầu.

"Cả thế giới đang trồng cây lương thực trên 1,4 tỷ hecta đất và chúng ta vẫn còn khoảng 1,6 tỷ hecta nữa chưa được sử dụng. Hơn một nửa diện tích đất chưa được khai phá nằm ở châu Phi và Mỹ Latinh", báo cáo khẳng định.

Theo một bản báo cáo khác do Ngân hàng Thế giới (WB) và FAO công bố, ít nhất 400 triệu hecta đất - nằm rải rác tại 25 quốc gia châu Phi - đủ màu mỡ để trồng cây lương thực song lại chưa được khai thác. Nếu tính cả phần đất này vào diện tích đất đang sử dụng, châu Phi có thể cung cấp lương thực cho cả hành tinh trong 10 năm tới. 

Châu Phi vẫn còn khoảng 400 triệu hecta đất chưa được khai phá. (Ảnh: oneworld.net)

Những mô hình về chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác đã được áp dụng rộng rãi tại Thái Lan. Tại đây những hộ nông dân nhỏ đã biến những mảnh đất cằn cỗi thành đồng ruộng xanh tốt. Từ bài học kinh nghiệm của Thái Lan, các nhà khoa học của WB, FAO và OECD cho rằng, thành công trong tương lai của cả thế giới phụ thuộc vào việc các chính phủ có nỗ lực hết sức để đưa nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo hay không.

Hai bản báo cáo đều kết luận rằng, bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất lâu dài cho nông dân là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giúp nông dân thoát nghèo.

Từ khóa liên quan:

Châu Phi

đất đai

nông nghiệp

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News